Vì sao hai tàu thuỷ lớn chạy song song cùng chiều với tốc độ cao sẽ đâm vào nhau?

Tất cả người đi tàu trên biển và trên sông lớn đều biết điều này. Hai con thuyền không được phép chạy song song cùng tốc độ với nhau. Tại sao cần phải quy định như vậy. Nguyên nhân là trong lịch sử ngành hàng hải đã từng xảy ra một vụ tai nạn, hai con tàu cao tốc đã va vào nhau gây nên sự cố đáng tiếc.

Mùa thu năm 1912, con tàu mang tên Olympia to nhất lúc bấy giờ đang đi trên biển. Cách đó khoảng 100 m có một chiếc tuần dương hạm nhỏ hơn nhiều chạy song song với nó. Đột nhiên lúc đó như bị một sức hút kỳ lạ, chiếc tuần dương hạm mang tên Gouke mất lái đâm thẳng vào chiếc tàu lớn kia tạo nên một lỗ thủng lớn trên thân tàu.

Nguyên nhân nào gây nên sự cố ngoài ý muốn này? Phải chăng là do các thủy thủ trên tàu thao tác sai gây nên?

Đó là do tính chất của chất lỏng.

Chúng ta hãy làm một thí nghiệm nhỏ. Hai tay cầm hai tờ giấy mỏng đặt song song nhau. Sau đó ta thổi một luồng hơi vào khe hở giữa hai tờ giấy, ta thấy hai tờ giấy bị hút vào nhau. Đó là do vận tốc của luồng khí càng lớn thì cường độ áp lực sinh ra càng nhỏ. Khi ta thổi khí vào giữa hai tờ giấy, tốc độ của luồng khí nhanh hơn áp lực sẽ nhỏ hơn. Lúc đó áp lực ở phía bên ngoài lớn hơn áp lực ở giữa hai tờ giấy làm cho giấy bị ép vào nhau. Khi ta ngừng thổi, hai tờ giấy lại trở về vị trí ban đầu. Sử dụng nguyên lý này ta có thể giải thích được vụ tai nạn trên. Khi hai tầu chạy song song, dòng nước ở giữa hai tàu sẽ chảy nhanh hơn dòng nước ở bên ngoài, do đó cường độ áp lực mực nước đối với hai thành tầu phía trong sẽ nhỏ hơn cường độ dòng nước phía ngoài. Do vậy dưới tác động của dòng nước, thành tầu phía ngoài sẽ đẩy hai tàu sát vào nhau. Chiếc tàu tuần dương hạm nhỏ hơn chiếc tàu Olympia nhiều nên nó đâm vào chiếc tàu kia.

Vì sao không được vứt bừa bãi hoặc đốt các pin cũ?

Có một mùa đông ở ngoại ô một thị trấn Nhật Bản người ta phát hiện thấy 16 – 17 người đồng thời bị viêm não. Khi bệnh nhân ăn cơm, hai tay run lẩy...

Vì sao phải đề phòng bệnh đau mắt đỏ?

Đau mắt đỏ là bệnh "viêm kết mạc cấp tính", do vi khuẩn hoặc độc tố bệnh gây nên. Bệnh phát rất gấp, sau khi nhiễm vi khuẩn hoặc độc tố bệnh mấy giờ...

Vì sao nước giải khát, nước khoáng không thể thay thế cho nước đun sôi để nguội?

Khi dạo phố, ở đâu ta cũng nhìn thấy nước giải khát và nước khoáng. Ngày nay, khi nguồn nước ngày một bị ô nhiễm thì những mặt hàng nước giá cả không...

Tại sao vận động viên thể dục dụng cụ phải xoa bột vào tay?

Vận động viên thể dục dụng cụ trước khi lên biểu diễn (xà đơn xà kép, xà lệch) đều nhúng tay vào trong chậu đầy bột màu trắng và xoa xoa một lúc. Tại sao họ lại làm như vậy?

Chúng ta phải làm sao để bảo vệ môi trường?

Khí hậu nóng lên, tẩng ozon bị thủng, những cơn mưa axit, các chất thải có hại, những sinh vật sống hoang dã đã bị huỷ diệt cũng như bẩu khí quyển,...

Nhiệt có gây nên ô nhiễm không?

Rất nhiều vật có thể phát nhiệt. Ví dụ đèn ống hoặc bóng đèn khi sáng sẽ phát nhiệt, ô tô khi chạy sẽ phát nhiệt, rất nhiều dụng cụ điện trong gia...

Vì sao phải bảo vệ san hô và đá san hô?

San hô là một loài động vật ruột ống, sống ở đáy biển vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. San hô thích sống liền với nhau, giữa các con san hô có một khối...

Vì sao có thể dự đoán thời tiết qua hình dạng Mặt trăng?

Dân gian Trung Quốc có không ít câu ngạn ngữ nói về thời tiết là dựa vào hình dạng Mặt trăng để dự báo sự thay đổi thời tiết. Ví dụ như “không sợ mồng...

Khi chớp mắt, thế giới ngừng trôi?

Thực tế là khi chớp mắt, con người bị tách ra khỏi thế giới xung quanh trong khoảnh khắc. Song hiếm khi ta nhận thức được điều này bởi vì những phẩn...