Trung Quốc là một nước có đất đai rộng lớn nhưng tài nguyên thiên nhiên thì lại hết sức mất cân đối, vì thế, vận chuyển giao thông đường sắt dã phải gánh vác nhiệm vụ điều vận tài nguyên nặng nề. Trung Quốc xây dựng một mạng lưới đường sắt lớn, phân bố khắp các thành phố lớn và vừa trên toàn quốc. Trong số đó có những thành phố qui mô không hề lớn, nhưng lại là mắt xích giao thông cực kì trọng yếu, ở những thành phố ấy thường được đặt các nhà ga cụm tàu. Vì sao lại phải chia cụm cho các đoàn tàu?
Trung Quốc hiện có tới hàng chục nhà ga cụm tàu lớn nhỏ, nếu căn cứ theo nhiệm vụ cần phải đảm nhận ở vị trí giao thông chúng ở vào, thì có thể chia thành nhà ga cụm mạng đường, nhà ga cụm vùng và nhà ga cụm địa phương. Các nhà ga cụm mạng đường ở những địa điểm trọng yếu của khu vực mắt xích mạng đường, là nhà ga cụm cỡ lớn, đảm nhận việc điều phối một lượng lớn các đoàn tàu trung chuyển, chia cụm kĩ thuật một lượng lớn các đoàn tàu đến và các đoàn tàu qua, như Ga cụm Nam Tường Thượng Hải, Ga cụm Nam Kinh Đông, Ga cụm Châu Châu Bắc..., tất cả 15 nhà ga; các nhà ga cụm vùng ở những nơi quan trọng của trục đường sắt chính, là nhà ga cụm cỡ vừa, đảm nhận việc điều phối một lượng tương đối nhiều các đoàn tàu trung chuyển, chia cụm kĩ thuật một lượng lớn các đoàn tàu đến và các đoàn tàu qua, như các Ga cụm Tây An Đông, Thành Đô Đông, Trùng Khánh Tây, Quảng Châu Bắc, Cáp Nhĩ Tân..., tất cả 17 nhà ga; các nhà ga cụm địa phương, là nhà ga cụm cỡ nhỏ, đảm nhận việc điều phối các đoàn tàu trung chuyển, như các Ga cụm Thanh Đảo Tây, Thái Nguyên Bắc, An Khánh Đông, Cấn Sơn Môn Hàng Châu..., tất cả 17 nhà ga.
Người ta thường nhìn thấy những đoàn tàu chở hàng gồm mấy chục toa lái thành hình rồng rắn, nhưng chúng không nhất thiết sẽ đến cùng một đích. Các toa chở hàng đầu tiên được chia cụm ở ga xuất phát, giữa đường lại được chia cụm nữa thì mới được đến các đích riêng của mình. Lấy các tàu chở hàng từ khu vực Thượng Hải chở hàng đến một ga cụm vùng nào đó ở Thẩm Dương làm ví dụ: Đầu tiên, sau khi hàng hóa đã được chất lên một ke ga nào đó ở nhà ga Dương Phố, đầu máy sẽ gắn những toa hàng này với các toa đã chất hàng ở một ke ga khác. Những toa tàu này có thể sẽ lái đi theo nhiều hướng khác nhau, nhưng trước tiên đều phải kéo về Ga cụm Nam Tường đã, ở đó những toa hàng này sẽ được dỡ xuống, đưa một số trong đó qua tuyến Thượng Hải Hàng Châu lái về phía nam kéo cá toa hàng ở Quảng Châu, Cô Minh ra, rồi lại qua tuyến Thượng Hải Nam Ninh móc với các toa hàng ở phía bắc cho đủ 50 toa thì được chia cụm thành một chuyến tàu.. Nhà ga cụmđầu tiên mà chuyến tàu ngược bắc này sẽ đến là Ga cụm Nam Kinh Đông, lúc này, sẽ tách các toa hàng đi theo các hướng Vô Hồ, Đồng Lăng ra, đưa các toa hàng ngược bắc vùng Nam Kinh vào cụm, rồi tiếp tục đi lên phía bắc. Cứ như vậy, trước khi đến Thẩm Dương, đòan tàu còn phải qua mấy nhà ga cụm như Từ Châu Bắc, Tề Nam Tây, Sơn Hải Quan..., mỗi nhà ga cụm đều phải tiến hành việc điều phối tương tự như ở Ga cụm Nam Kinh Đông, tức đưa các toa hàng chạy tuyến Thượng Hải đến Sơn Hải Quan sẽ đến ga Thẩm Dương xếp vào cụm, rồi cuối cùng lái đến đích Thẩm Dương.
Có thể thấy, việc chia cụm đã làm tối ưu hóa việc điều phối hướng lái và hiệu suất vận chuyển của các đoàn tàu lên rất nhiều, khiến cho hàng hóa vật tư đi lại từ nam đến bắc đến đích được kịp thời nhờ vào sự điều độ theo kiểu chia cụm hợp lí.