Vì sao thủy tinh phế thải cũng gây ô nhiễm môi trường?

Từ đời nhà Đường các chế phẩm bằng thủy tinh quí như ngọc, chỉ có vương công quí tộc mới có thể sử dụng. Ngày nay, các sản phẩm thủy tinh màu sắc sặc sỡ đã trở thành những vật dụng thường ngày trong cuộc sống của chúng ta. Đồng thời với điều đó thì thủy tinh có hại cho môi trường và sức khỏe con người cũng đang trở thành một vấn đề không thể xem nhẹ.

Ở nhà lỡ tay đánh vỡ cái cốc xem là việc nhỏ, chỉ cần hót các mảnh vụn đổ vào thùng rác là xong. Nhưng hàng ngàn hàng vạn mảnh vụn thủy tinh thải vào môi trường lại là một việc không nhỏ, bởi vì mảnh vụn thuỷ tinh rất khó bị vi sinh vật phân hủy, do đó sẽ gây nên ô nhiễm môi trường. Đối với những chất gây ô nhiễm môi trường, căn cứ vào tốc độ phân hủy của chúng trong môi trường chậm hay nhanh mà có thể phân thành hai loại lớn: tồn tại lâu dài và tồn tại thời gian ngắn. Mảnh vụn thủy tinh cũng giống như nhựa phế thải đều là những chất ô nhiễm tồn tại hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm trong môi trường. Một khi chúng bị lẫn vào trong môi trường sẽ không vì mưa gió hoặc tác dụng của vi sinh vật mà bị phân huỷ. Mảnh vụn thủy tinh đã trở thành một trong những chất có hại khó phân hủy nhất trên thế giới. Không ít khu vực vì một lượng lớn mảnh thủy tinh phân bố rải rác và tích trữ lại trong đất đã khiến cho nhiều người bị thương. Cùng với sự phát triển của công nghiệp thủy tinh và cuộc sống con người được nâng cao thì số rác thải thủy tinh ngày càng nhiều, đã trở thành một tác hại chung chỉ đứng sau “ô nhiễm màu trắng”.

Trên thế giới đã có nhiều nước đặt ra chính sách để hạn chế các chế phẩm thủy tinh, giảm ô nhiễm cho môi trường. Ví dụ ở Mỹ đã liệt mảnh vụn thủy tinh và các loại chai lọ là những vật ô nhiễm môi trường cần phải loại bỏ. Ở Italia, các chuyên gia đã đưa ra những qui định có tính pháp luật để thu hồi các chai lọ nước uống. Ở Thụy Sĩ, tỉ lệ thu hồi chai lọ thủy tinh cao đạt trên 80%.

Để giảm thấp và xóa bỏ ô nhiễm thủy tinh, chúng ta phải tập thành thói quen thu gom mảnh vụn thủy tinh và chai lọ. Nhà nước phải có cơ quan thu mua phế phẩm để có thể thu hồi và lợi dụng thủy tinh và chai lọ, chỉ có như thế mới bảo vệ được môi trường và tiết kiệm tài nguyên.

Từ khoá: Chế phẩm thủy tinh.

Tốc độ chuyển động của 9 hành tinh lớn trong hệ Mặt trời là bằng bao nhiêu?

Tuỳ thuộc vào lực hấp dẫn và khoảng cách của chín hành tinh trong hệ Mặt trời với Mặt trời mà các hành tinh có chu kỳ và dạng quỹ đạo elip khi chuyển...

Tại sao lại diễn ra cuộc chiến tranh Nga Thổ?

Nước Nga là một nước Đại lục, đến thế kỷ XVII, mặt phía Tây và phía Nam mới có đường ra biển. Sa hoàng nước Nga muốn chiếm được lối ra biển để giành...

"Đĩa bay" có phải là khách từ hành tinh khác đến không?

Một ngày tháng 6 năm 1947, một người Mỹ đang lái máy bay trên bầu trời. Đột nhiên ông ta phát hiện có mấy vật hình vành khăn tròn lớn đang bay về phía...

Khi mua vé xổ số nên chọn mua số liền nhau hay không liền nhau?

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường hay gặp các kiểu vé số có thưởng như vé xổ số, xổ số thể thao, xổ số gửi tiền tiết kiệm v.v.

Tại sao cây đa có thể một mình tạo thành rừng?

Cây đa là một loại cây cao to, xanh quanh năm, chịu được nhiệt độ cao, mưa to, độ ẩm không khí lớn, nó sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới,...

Mười phân vẹn mười có phải đã là hay?

Người thanh thoát, thông minh, phóng khoáng, tháo vát, nhạy cảm, chân tình, khiêm tốn, cẩn thận… tóm lại là thập toàn thập mỹ - liệu có được mọi người...

Những loài vật phá vỡ mọi kỷ lục

Chúng ta cho rằng loài vật không có tư duy, ấy vậy mà những khả năng kỳ diệu do tự nhiên và đấu tranh sinh tồn ban tặng cho chúng lại khiến ta phải...

Bộ nhớ chỉ đọc là gì?

Trong bộ nhớ lưu trữ bên trong của máy tính, ngoại trừ bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên RAM có dung lượng lớn ra, còn có bộ nhớ chỉ đọc dung lượng thấp ROM....

Vì sao moxi lại cố định được hình dáng tóc?

Các thợ uốn tóc, sau khi uốn tóc xong thường phun một chất giống như bọt khí gọi là "moxi định hình". Sau khi phun moxi, tóc sẽ được cố định, không bị...