Hệ Mặt trời lớn bao nhiêu?
Chắc bạn đã nhìn Mặt Trời mọc. Khi nhìn thấy những tia nắng bình minh đầu tiên, bạn có biết rằng tia nắng đó đi từ Mặt Trời đến Trái Đất mất 8 phút 20 giây không? Bạn có hình dung được Mặt Trời cách ta bao xa không? Cần biết rằng ánh sáng mỗi giây đi được 30 vạn km, tức là nó vòng quanh đường xích đạo Trái Đất một vòng chỉ cần 7 phút 1 giây. Khoảng cách bình quân từ Trái Đất đến Mặt Trời là 150 triệu km (gọi tắt là 1 đơn vị thiên văn).
Nhưng theo cự ly mà xét thì Trái Đất chỉ là hành tinh thứ ba của Mặt Trời. Trong số 9 hành tinh lớn của Mặt Trời thì Sao Diêm vương là xa nhất. Cự ly bình quân của nó đến Mặt Trăng gấp khoảng 40 lần cự ly từ Trái Đất đến Mặt Trời. Cho nên ánh sáng Mặt Trời vượt qua quỹ đạo của sao Diêm Vương cần 1 ngày từ sáng đến tối. Cự ly này lớn đấy chứ? Nhưng quỹ đạo của Diêm Vương Tinh vẫn chưa được xem là biên giới ngoài cùng của hệ Mặt Trời. Trên thực tế trong hệ Mặt Trời còn có một số thiên thể, khi nó cách xa Mặt Trời nhất thông thường còn vượt qua rất nhiều quỹ đạo của Diêm Vương Tinh, đó chính là sao chổi. Có một số sao chổi quỹ đạo dẹt đến mức kỳ lạ, phải mấy trăm năm, thậm chí mấy nghìn năm sau mới trở lại một lần. Như vậy cự ly của chúng cách Mặt Trời có thể vượt qua mấy trăm tỉ km.
Ở thập niên 50 của thế kỷ XX, nhà thiên văn Hà Lan là Auter đã đề xuất, ở ngoại vi hệ Mặt Trời, cách Mặt Trời khoảng 15 vạn đơn vị thiên văn, có một kết cấu cầu tròn tương đối đồng đều, trong đó có một lượng lớn sao chổi nguyên thuỷ. Tầng cầu này được gọi là "mây Auter". Thực chất có tồn tại cái gọi là "mây Auter" này không còn phải chờ các nhà thiên văn nghiên cứu thêm. Nhưng cho dù ta lấy phạm vi "mây Auter" này làm kích thước của hệ Mặt Trời thì toàn bộ hệ Mặt Trời so với hệ Ngân hà mà nói cũng chỉ mới là một hạt cát trong biển cát mênh mông. Còn hệ Ngân hà trong vũ trụ mênh mông lại càng chỉ là một chấm đảo nhỏ trong biển khơi mà thôi.