Khung xương cơ thể gồm có mấy thành phần?
Nhà cao tầng cần có giá thép đỡ, thân người cũng cần phải nhờ vào khung xương làm nòng cốt.
Trong cơ thể ta có tất cả 206 xương to nhỏ, hình dạng khác nhau, kết hợp khéo léo với nhau thành hệ thống giá đỡ kiên cố và hoàn chỉnh.
Trong số 206 xương này, có xương rất cứng (chẳng hạn như xương đùi, độ cứng của nó thậm chí còn vượt quá kim cương), một số xương lại rất mềm, ví dụ những xương mỏng trong tai.
Trong hệ thống xương, ngoài bốn xương đùi và xương sọ não dùng để bảo vệ não ra, còn có một bộ phận rất quan trọng là cột sống, gồm 24 đốt hợp thành, giữa các đốt có xương đĩa đệm. Vì xương đĩa đệm đàn hồi tốt, có tác dụng giảm chấn nên khi ta đi hoặc nhảy, não sẽ không bị chấn động.
Hai bên cột sống còn có 12 cặp xương sườn, được bố trí ngay ngắn chung quanh khung ngực, kiên cố như vành đai thùng và cũng có tính đàn hồi nhất định, có thể chịu đựng lực va đập từ bên ngoài. Tác dụng lớn nhất của xương sườn là bảo vệ các cơ quan quan trọng như tim, phổi, gan... trong lồng ngực.
Một bộ phận quan trọng khác trong hệ thống khung xương là các khớp - chỗ các đầu xương nối tiếp nhau. Nhờ có khớp mà các đầu xương mới có thể tiếp hợp với nhau một cách hoàn hảo, tứ chi và thân người mới có thể vận động cong gập lên xuống, vặn sang trái, quay sang phải. Đặc điểm lớn nhất của khớp là có thể chuyển động tùy ý, đó là vì ở chỗ lồi lõm của khớp có một lớp sụn, bề mặt trơn và ướt, lực ma sát khi chuyển động rất nhỏ. Vì vậy, tuy các khớp phải chuyển động hàng trăm, hàng nghìn lần mỗi ngày nhưng vẫn không bị tổn thương.
Điều thú vị là khung xương không những có tác dụng nâng đỡ mà còn gánh chịu sứ mệnh tạo huyết. Tủy ở trong xương chính là "nhà máy" sản xuất máu cho cơ thể, nó có thể liên tục sản sinh ra một lượng lớn tế bào hồng cầu và tế bào bạch cầu.