Tại sao cây su su lại là thực vật sinh sản bằng "bào thai"?
Các loại bí đao, bí đỏ mà ta quen thuộc đều có ruột, quả có rất nhiều hạt, khi trồng đều có thể lấy hạt phơi khô, sấy khô sau đó gieo trồng, chăm sóc ươm lớn thành cây. Nhưng quả su su lại không như vậy, phải trồng gì thì mới được nấy.
Quả và hạt giống su su đều rất đặc biệt, không có cùi, mỗi một quả chỉ có một hạt giống, khi hạt giống chín sẽ đầy ắp cả khoang bầu nhụy, vỏ hạt xốp nhiều nước dính chặt với thịt quả, để đảm bảo cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho hạt và khi hạt nảy mầm. Hạt giống của quả su su không có thời kì “ngủ”, hạt giống của quả chín treo lủng lẳng trên giàn nhanh chóng nảy mầm ra chồi non. Vì vậy quả su su khi giữ lại làm giống và khi trồng trọt, không thể lấy hạt giống ở trong quả mà nhất định phải giữ quả già lại để làm giống, dùng quả giống để trồng. Cho dù miễn cưỡng lấy hạt giống trong thịt quả để trồng cây, do hạt giống không được bảo vệ, cung cấp nước, chất dinh dưỡng từ thịt quả, hạt giống sẽ không chết khô mà nhanh chóng bị thối rữa. Chính vì vậy, cây su su có đặc điểm hạt giống không rời cây mẹ để nảy mầm sinh trưởng, cho nên người ta gọi nó là loại thực vật “sinh sản bằng bào thai”.
Đặc tính “sinh sản bằng bào thai” của cây su su là kết quả của sự thích nghi với môi trường sinh trưởng. Quê hương của cây su su vốn có nhiệt độ ẩm ướt, ấm áp, hàng năm có mùa khô kéo dài. Vào mùa mưa nó sinh trưởng, ra hoa, kết quả, hạt giống trong quả cây mẹ nảy mầm thành mầm non. Đến mùa khô, đất đai khô cạn, quả treo lủng lẳng ở trên giàn, lúc này mầm non ở trong quả lấy được lượng nước cần thiết tức thịt quả mọng nước nên không bị khô đe dọa, đợi đến khi mùa mưa đến, quả cùng mầm non rơi xuống đất, cắm rễ non mới, sinh trưởng. Cây su su trải qua sự thích nghi môi trường lâu dài, cũng sẽ trở thành thực vật “sinh sản bằng bào thai”.