Tại sao chặt cây kê huyết đằng lại thấy “máu” chảy ra
Ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến, Triết Giang của Trung Quốc có một loại cây thân mây, song có ra quả. Cây này thường quấn quanh thân của các loài cây gỗ khác. Vào tháng 8 hằng năm, cây ra những bông hoa có màu hồng, cũng có màu sắc đẹp.
Những cây ra hạt đậu thì rất nhiều, mà vẻ ngoài thì cũng chẳng lấy gì làm đặc biệt. Điều đáng nói là, bên trong thân của cây họ đậu này lại hàm chứa một chất đặc biệt mà các cây họ đậu khác không có. Nếu cắt đứt thân cây kê huyết đằng sẽ thấy một chất màu đỏ nâu chảy ra, một lúc sau sẽ sẫm lại như màu tiết gà (kê huyết). Vì thế mà cây này còn có tên gọi là “kê huyết đằng”.
“Máu” của cây kê huyết đằng là thế nào?
Chúng ta đều biết, thân của rất nhiều loài thực vật sẽ cứng cáp hơn theo từng giai đoạn phát triển. Phía bên ngoài là lớp vỏ cây, bên trong là gỗ. Phía bên trong của lớp vỏ thân cây kê huyết đằng có rất nhiều mạch tạo thành mô mạch. Và cứ 2-10 mô mạch sẽ được xếp thành một cụm màu hồng nhạt. Bên trong các mô mạch chứa đầy các chất màu nâu đỏ nhạt. Vì thế, khi thân cây bị chặt đứt, “máu” sẽ từ các mô mạch chảy ra. “Máu” này khi khô sẽ kết lại thành vệt keo màu sẫm, sáng ánh đen. Theo phân tích hoá học, ở đây có các chất tannin, đường reducing và nhựa cây...
Thân cây kê huyết đằng là một vị thuốc đông y, có tác dụng bổ huyết, thông huyết, giảm đau, thông kinh hoạt huyết; chuyên trị các bệnh máu hư, tê bại. Thân cây này cũng có thể nấu cao, và “Cao kê huyết đằng” ở Vân Nam được biết đến là cao tốt nhất. Người dùng thuốc có kinh nghiệm, thường cho cao “Cao kê huyết đằng” vào đun trong nước để giám định chất lượng của cao. Nếu thấy xuất hiện một sợi huyết gà, chứng tỏ đây là loại cao tốt.
Ngoài cây “kê huyết đằng” có thể chảy máu, ở Anh cũng có cây samu 700 tuổi cũng có khả năng chảy “máu”. Cây này cao hơn 7 m, kì lạ là, quanh năm suốt tháng luôn có một chất lỏng như “huyết dịch” từ cây ứa ra, dài đến hơn 2 m. Hiện tượng kì lạ ở cây samu này hấp dẫn cả vạn lượt du khách từ khắp nơi đến xem. Còn hiện tượng vì sao cây samu này có thể “chảy máu”, giới khoa học đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thoả đáng.
“Máu” của thực vật thực chất chỉ là một hình thức biểu hiện bên ngoài mà thôi. Thực vật có huyết dịch hay không? Bí mật này hiện vẫn chưa được bật mí!