Tại sao có thể dùng máy tầm ngư để phát hiện đàn cá?
Người ta thường cho rằng, các loài vật cũng có tiếng nói riêng của mình. Vậy phải chăng loài cá cũng có tiếng nói riêng của chúng? Chúng ta có thể nghe thấy tiếng nói của chúng hay không?
Nhà thơ Hy Lạp cổ đại Homer đã viết trang sử thì "Ôđisê" rằng: "Trong lòng biển có loài Siren biết hát, chúng dùng giọng hát du dương của mình để dụ dỗ các thủy thủ đi ngang qua vùng biển đó". Tất nhiên, đó chỉ là chuyện thần thoại. Tuy nhiên, trong lòng đại dương quả là luôn tồn tại vô vàn loại âm thanh, hơn nữa âm thanh truyền trong lòng biển còn vừa nhanh vừa đi xa, tốc độ truyền đi khoảng 1500m/giây, nhanh gấp 4 lần trong không khí.
Khác với suy nghĩ của nhiều người, các loài cá ở biển không chỉ biết phát ra tiếng nói mà còn tồn tại cả dạng "tiếng địa phương". Bằng ngôn ngữ riêng của mình chúng cảnh cáo kẻ thù và tìm bạn tình.
Con người đã sớm biết lợi dụng âm thanh trong lòng đại dương để phát hiện ra đàn cá. Ngày nay, con người đã biết chế tạo ra loại máy định vị âm thanh, lợi dụng tiếng kêu cửa loài cá để xác định vị trí của chúng. Thiết bị này được gọi là máy tầm ngư. Ngoài ra, người ta còn dùng thiết bị điện tử để phát ra âm thanh có tần số và âm sắc giống với tiếng của loài cá phát ra để dụ chúng đến và đưa chúng vào lưới.