Tại sao điện thoại đồ chơi của trẻ em cũng có thể truyền tiếng nói?

Bạn đã bao giờ chơi trò trẻ con này chưa? Dùng hai chiếc vỏ đồ hộp bằng sắt, lấy đinh đục một lỗ nhỏ ở đáy mỗi hộp, dùng sợi dây chỉ dài khoảng 20m luồn và thắt nút mỗi đầu sợi chỉ vào lỗ xâu của một ống bơ. Như vậy, một bộ điện thoại đồ chơi đã ra đời. Loại điện thoại này có hiệu quả gì không?

Câu trả lời là có hiệu quả còn không tồi là đằng khác. Hai bạn nhỏ, mỗi người cầm một chiếc vỏ đồ hộp, kéo cho căng dây, hai người ở trong hai gian phòng khác nhau, một người kề miệng nói nhỏ vào trong vỏ đồ hộp, người kia ghé tai nghe, có thể nghe thấy rất rõ tiếng nới của người kia, trong khi bình thường với khoảng cách như vậy thì không thể nghe thấy tiếng nói nhỏ như thế. Với một bộ đồ chơi như vậy, hiệu quả cũng tương đương như thể gọi điện thoại thật vậy.

Tại sao dạng điện thoại thô sơ như vậy có thể truyền tiếng nói? Đó là do người ta đã biết lợi dụng đặc tính của âm thanh có thể truyền đi trong đa số các vật thể rắn với tốc độ truyền nhanh, ít suy hao. Vỏ đồ hộp và dây chỉ là môi trường trung gian, khi âm thanh truyền đi trong chất rắn, vừa có dao động lên xuống (sóng ngang vuông góc với phương truyền), lại vừa có dao động lên xuống (sóng dọc cùng trên một sợi dây so với phương truyền của sóng âm) điện thoại đồ chơi có thể truyền tiếng nói đi xa.

Xem thêm