Tại sao dưới đáy biển sâu không có ánh sáng Mặt Trời vẫn có động vật sinh sống?
Mọi người đều biết, động vật sinh tồn được đều trực tiếp hoặc gián tiếp dựa vào ánh sáng của Mặt Trời. Cách đây không lâu, các nhà địa chất khi khảo sát bề mặt dưới đáy biển phát hiện chỗ tiếp giáp với vỏ Trái Đất đã nứt, lộ ra nham thạch đã nóng chảy, làm nước biển từ 20C nóng tới 130C và còn phóng ra hợp chất lưu huỳnh. Đây là một hợp chất hoá học rất độc và có mùi thối. Đồng thời chính ở những nơi có mùi thối này đã phát hiện ra một loài động vật thần bí sinh sống ở đó mà không cần có ánh sáng Mặt Trời.
Trong thời gian kì diệu dưới đáy biển, bốn bề đều tối đen, ánh sáng Mặt Trời không thể chiếu rọi được xuống, những phế thải của sinh vật trên mặt biển cũng không thể chìm sâu xuống đáy để cung cấp "thức ăn" cho loại động vật "thần bí" duy trì cuộc sống. Vậy chúng dựa vào đâu để sinh sống? Khả năng duy nhất là: Các loài vi khuẩn lưu huỳnh hình cọc làm hợp chất sunfua hiđro, CO2 và O2 biến đổi thay thế nhau, hình thành chuỗi thực vật bậc thấp để duy trì sự tồn tại của nhiều loài sinh vật. Bởi vì những loài vi khuẩn lưu huỳnh hình cọc này lợi dụng nhiệt độ cao của Trái Đất để tích trữ năng lượng hoá học của hợp chất sunfua hiđro chứ không phải lợi dụng năng lượng của ánh sáng Mặt Trời. Do vậy, quá trình này gọi là hỗn hợp hoá học, nó hoàn toàn không giống với tính chất của tác dụng quang hợp.
Về sau, đoàn khảo sát liên hợp gồm các nước Pháp, Mĩ, Mêhicô đã phát hiện ở duyên hải Mêxicô một hệ thống sinh thái hỗn hợp hoá học. Như vậy, dọc Thái Bình Dương đến duyên hải Mêhicô đã phát hiện động vật của hệ thống sinh thái hỗn hợp hoá học, có sò huyết lớn, cua mang và động vật hình dáng bồ công anh sợi nhỏ cố định. Ngoài ra còn có nhu trùng hình ống dài 3,7 m.
Những phát hiện mới này đã mở rộng lĩnh vực tìm kiếm khoa học. Trải qua một bước phán đoán, con người đã phát hiện số lượng động vật sinh sống không cần ánh sáng Mặt Trời rất lớn, nhiều hơn động vật dưới đáy biển 300 - 500 lần và nhiều hơn 4 lần động vật trên mặt nước.