Tại sao mắt của cá thờn bơn có thể mọc ở cùng một bên?

Tại sao mắt của cá thờn bơn có thể mọc ở cùng một bên?

Mọi người đều biết tướng mạo kì quái của cá thờn bơn: nó không giống như mắt của cá thông thường mọc đối xứng ở hai bên trái phải của phần đầu, mà là mọc ở cùng một bên của cơ thể. Thêm vào đó, thân của loài cá này rất dẹt, hai bên cũng không đối xứng, nên đã có người ngộ nhận rằng, loài cá này là hai con cá bơi và sống dính chặt vào nhau. Người ta thường tưởng tượng ra, coi nó giống như phượng hoàng - loài chim tưởng tượng sống có đôi trong truyền thuyết.

Thực ra, cá thờn bơn sống một mình giống như các loài cá khác. Hai mắt của nó mọc ở cùng một bên là kết quả của một thời gian dần dần thích ứng với môi trường. Khi nó từ trong trứng nở thành cá nhỏ, giống như cá nhỏ khác, hai mắt mọc đối xứng ngay ngắn ở hai bên đầu. Lúc đó nó rất sôi nổi, luôn luôn muốn nổi lên mặt nước để chơi đùa. Tuy nhiên, khi nó sống được khoảng 20 ngày, thân dài đến 1 cm, do các bộ phận cơ thể phát triển không cân bằng, khi bơi cũng dần dần nghiêng thân một bên, vậy là bắt đầu nằm nghiêng sống ở đáy biển. Đồng thời, mắt ở phía dưới của nó lại do sợi dây mềm dưới mắt không ngừng tăng lên, làm cho mắt chuyển động về phía trên, qua sống lưng để lên phía trên, song song cùng với mắt vốn có ở phía trên. Sau khi đến vị trí thích hợp, xương hốc mắt của mắt đó di chuyển cũng đã được hình thành, sau đó không dịch chuyển nữa mà được cố định lại.

Do cá thờn bơn sống thời gian dài ở đáy biển, hai mắt toàn ở phía trên, rất có lợi cho nó phát hiện ra kẻ địch và bắt mồi. Ngoài đôi mắt lạ lùng, màu sắc ở da của nó cũng thay đổi rất đặc biệt, ở phần dưới thân hướng xuống đáy biển thời gian dài, nên sắc tố cũng tương đối nhạt. Còn phần trên có màu nâu, gần với màu của đất dưới đáy biển, hay cùng với màu đất dưới đáy biển khác nhau mà trở thành lấm chấm, có tác dụng vừa tránh được tầm mắt của kẻ địch, vừa có thể kiếm được thức ăn một cách thuận tiện.

Cá thờn bơn có rất nhiều loại, chủ yếu là có 4 loại lớn. Trong đó hai loại là có đuôi, căn cứ vào hai mắt của nó, nếu như toàn bộ nằm ở bên trái của cơ thể gọi là "cá bình", nằm ở bên phải của cơ thể gọi là "cá bơn"; hai loại khác không có đuôi, vây đuôi và vây lưng liền thành một mảng, bề ngoài giống như cái lưỡi, nếu như mắt đều nằm ở bên trái thân cá gọi là "cá tháp hình lưỡi", nằm ở bên phải gọi là "cá tháp".

Những ngư dân có kinh nghiệm lấy thói quen của cá thờn bơn thường gắn với cuộc sống ở đáy biển để làm tiêu chí xác định mức độ tung lưới nặng nhẹ. Nếu như cá thờn bơn trong lưới nhiều, cho thấy lưới đã rơi vào trong bùn đất dưới đáy biển; nếu cá thờn bơn trong lưới rất ít, thậm chí không có, cho thấy lưới được tung ra quá nhẹ, cách đáy biển một khoảng cách nhất định. Vì vậy, các ngư dân gọi cá thờn bơn là "máy tính toán xác định mức độ tung lưới nặng nhẹ" của thiên nhiên.

Xem thêm