Tại sao nòng pháo càng dài, đầu nòng càng to, đạn bắn càng xa?

Có rất nhiều loại pháo đại bác, uy lực và tầm bắn của các loại đại bác khác nhau, ngay cả trọng lượng của viên đạn cũng không giống nhau. Nếu như có một người hỏi bạn: Viên đạn nhẹ bắn đi xa hay viên đạn nặng bắn đi xa? Bạn có thể trả lời chính xác được không?

Có lẽ bạn sẽ trả lời ngay: "Đương nhiên viên đạn nhẹ sẽ bắn đi xa. Bình thường khi chúng ta ném viên sỏi, chẳng phải là viên sỏi nhẹ sẽ bay xa hơn viên nặng hay sao?

Tuy nhiên, câu trả lời này không thật chính xác. Trong thực tế đạn pháo connon nặng hơn đạn pháo truy kích nhiều, nhưng nó lại bay xa hơn. Vì sao lại như vậy?

Nguyên nhân là do nòng pháo connon dài, đầu nòng to. Lực tác dụng lên đầu đạn có liên quan đến lượng thuốc đẩy. Nòng pháo càng to thì lượng thuốc đẩy càng lớn, lực đẩy sinh ra càng mạnh. Nòng pháo càng dài, cự ly của lực tác động do thuốc súng sinh ra trong nòng pháo lên đầu đạn càng lớn. Lực này được chuyển thành động năng của viên đạn, viên đạn sau khi ra khỏi nòng pháo sẽ có vận tốc lớn, bắn đi xa. Nòng pháo dài đã làm tăng thời gian lực tác dụng lên viên đạn, do thời gian tác dụng kéo dài nên xung lượng cũng tăng và được chuyển hoá thành động năng của viên đạn. Do vậy, nòng pháo càng dài, đầu pháo càng to, đạn pháo càng nặng thì bắn càng xa.

Thời kỳ cuối của chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, để tấn công Paris, quân Đức đã chế tạo ra 3 khẩu KQO†/O. Nòng pháo cao tương đương toà nhà 12 tầng (khoảng 36 mét), cỡ nòng 21 cm (sau mở rộng thành 23cm), trọng lượng mỗi khẩu là 1 80 tấn. Vì trọng lượng quá lớn nên chỉ có thể để trên tàu hoả, đạn của nó nặng 120kg, tầm bắn là 120km

Xem thêm