Vì sao người lớn tuổi hay bị đãng trí?

Suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi vốn dĩ không phải là bệnh. Đây là hội chứng lâm sàng gây ra bởi những tổn thương hoặc thoái hóa của bộ não trong quá trình hình thành và phát triển. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, mỗi ngày, có khoảng 3000 tế bào thần kinh bị phá hủy và không có sự tái tạo để thay thế. Hiện tượng này bắt đầu từ độ tuổi 20 – 25 và xảy ra nhanh hơn từ khoảng 60 tuổi.

Thực tế, suy giảm trí nhớ là quy luật của tự nhiên trong quá trình lão hóa mà đa phần người cao tuổi đều mắc phải. Tuy nhiên, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của họ bởi đôi lúc việc mà họ rất quan tâm, đã cố nhớ nhưng vẫn quên. Thậm chí suy giảm trí nhớ còn có thể gây những nguy hiểm tới sức khỏe, khiến những người lớn tuổi dễ gặp phải những tai nạn không mong muốn.  

Có rất nhiều nguyên nhân khiến người cao tuổi dễ bị sa sút về trí tuệ. Trong đó, tuổi tác là nguyên nhân chủ yếu. Càng lớn tuổi, các cơ quan chức năng trong cơ thể càng kém dẻo dai. Não bộ cùng các nơ-ron thần kinh cũng theo đó mà lão hóa. Các phản xạ xảy ra thường xuyên, nhất là các phản xạ điều kiện như ghi nhớ, tập trung…

Ngoài ra, các chuyên gia y tế còn khẳng định cũng các loại bệnh tật một nguyên nhân cũng gây nên bệnh suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi.

Các căn bệnh tuổi già gây ảnh hưởng đến trí nhớ bao gồm:

– Tai biến mạch máu não

– Rối loạn tuần hoàn máu não

– Mất ngủ

– Alzheimer

Theo các chuyên gia, Alzheimer là loại bệnh thần kinh. Bệnh này xảy ra khi các nơ-ron thần kinh cùng các synap trong vỏ não bị mất dần và không có sự tái tạo thay thế. Bệnh có liên quan đến khoảng 60 – 80% trường hợp suy giảm trí nhớ. Bởi Alzheimer tác động trực tiếp đến trí nhớ, suy nghĩ, hành vi của con người.  Bệnh có thể gây tử vong nếu để bệnh kéo dài trong thời gian dài.

Ngoài ra, lạm dụng thuốc ngủ, các chất kích thích như bia rượu…cũng rất dễ gây suy giảm trí nhớ. 

Xem thêm