Cậu bé Karl (Gauss) làm thế nào để tính tổng dãy số 1 + 2+ 3 +...+100?

Truyện kể rằng nhà toán học Đức Karl-Frederich. Gauss ngay từ lúc còn rất bé đã biểu hiện khả năng tính toán phi thường. Khi là học sinh tiểu học, vào năm 10 tuổi, thầy giáo ra một đề toán 1 + 2 + 3 +...+ 100 bằng bao nhiêu? Để xem ai tính nhanh hơn. Khi thầy vừa đọc xong đề toán, cậu bé Gauss đã trả lời ngay tổng của 100 số đó là 5050.

Các bạn học nghe câu trả lời của Karl vừa kinh ngạc vừa tỏ ý nghi ngờ. Chỉ thầy giáo mới biết chắc chắn đó là đáp số đúng. Thế cậu bé Karl đã tính như thế nào?

Cậu bé Karle cho biết 100 con số từ 1 đến 100 có đặc tính là tổng con số đầu và con số cuối là 101, số thứ hai và số áp cuối cùng cũng có tổng bằng 101, có tất cả 50 đôi số như vậy từ số 1 đến số 100. Tổng của 50 đôi số này sẽ là 101 x 50 = 5050

Ta sẽ xem cụ thể 50 đôi số như sau:

Người ta còn kể nhiều chuyện về tài quan sát tinh tế của Gauss. Ví như có lần khi cậu bé Karl đứng gần cha và xem cha tính sổ thu nhập. Khi cha ông tính xong, ông nhìn cha và nói “Cha tính sai rồi...Kết quả phải là...” Cha cậu lấy làm kinh ngạc và thấy con mình đã nói đúng. Lúc đó cậu bé Carl đã học toán chưa? Chưa, vì lúc đó cậu bé Carl mới ba tuổi chưa đầy 3 tuổi! Do cậu yêu thích “con số” và tính toán ngay từ lúc còn nhỏ nên đã học được cách tính toán khi mà người lớn còn chưa chú ý.

Về sau Gauss đã chuyên tâm học toán, đến độ tuổi thanh niên ông đã trở thành nhà toán học nổi tiếng. Ông quan tâm nghiên cứu và hứng thú với nhiều lĩnh vực: ngôn ngữ cổ đại, thiên văn, vật lí ông đều quan tâm nghiên cứu, đã có nhiều phát hiện và phát minh. Ông là nhà thiên văn học, nhà vật lí lỗi lạc.

Gauss cũng như nhiều nhà khoa học khác, ngay từ nhỏ đã có óc quan sát tinh tế, chú ý đến mọi hiện tượng xảy ra xung quanh, từ đó đã khai sáng và có các cống hiến vĩ đại.

Tại sao những chiếc lá màu đỏ cũng có thể tiến hành quang hợp được?

Lá xanh của thực vật được con người gọi là “nhà máy màu xanh”. Chúng ta đều biết thực vật muốn tạo ra chất hữu cơ phải tiến hành quang hợp.

Không nghiêng người, đố bạn đứng dậy khỏi ghế!

Bạn đang ngồi thẳng trên ghế, nếu nửa người phía trên không nghiêng về phía trước, hoặc hai chân không di động về phía đáy ghế, liệu bạn có thể đứng...

Người câm điếc có thể dùng điện thoại không?

Maria là cô gái câm điếc sinh ra tại đất nước Ôxtrâylia. Lúc ba tuổi, do sự cố trong điều trị mà từ đó cô phải sống trong thế giới vô thanh.

Vì sao khu vực duyên hải có gió biển và gió lục địa?

Những người sống ở miền biển đều có kinh nghiệm: ban ngày, đặc biệt là sau buổi trưa lúc nóng nhất thường có gió từ biển nổi lên, ban đêm hoặc sáng...

Tại sao máy tính khi ngắt điện đồng hồ vẫn chạy bình thường?

Sau khi sử dụng máy tính, thường thì phải tắt máy, đợi lần sử dụng sau sẽ khởi động lại.

Các công trình kiến trúc sử dụng năng lượng Mặt Trời như thế nào?

Bạn đã nhìn thấy bếp Mặt Trời chưa? Cái dụng cụ to như chiếc ô che mưa đó chính là một cơ cấu dùng để thu góp năng lượng Mặt Trời, chỉ cần quay nó về...

Tại sao xe đạp khi đi thì không đổ nhưng khi dừng lại đổ?

Trung Quốc là nước sử dụng nhiều xe đạp nên xe đạp có vai trò quan trọng trong cuộc sống thường ngày của người dân. Nhưng, bạn có biết trong quá trình đạp xe ta đã áp dụng rất nhiều nguyên lý của động lực học không?

Tại sao tắc kè hoa lại có thể đổi màu?

Tắc kè hoa là một loài động vật bò sát, sống ở trong các rừng cây như ở Mađagatxca, lục địa Châu Phi, Anatolia, ấn Độ... Nó thường chờ đợi lặng lẽ trên cành cây, hai mắt đảo đi đảo lại theo các hướng khác để quan sát.

Thế kỷ XXI sẽ xuất hiện những kiến trúc như thế nào?

Bước vào thế kỷ XXI, kiến trúc nhà ở của con người sẽ trở nên càng thực dụng, dễ chịu hơn, đa dạng hoá hơn và càng giàu sức tưởng tượng.