Chim Non không ngoan

Có một chú Chim Non sống cùng với mẹ trong một cái tổ nho nhỏ nằm ven rừng. Thật ra thì chú cũng đã lớn rồi. Hai bên cánh đã có những chiếc lông to, dài xen lẫn với đám lông tơ mọc lún phún [1]. Các bạn của chú đã bắt đầu ra tập bay, tập theo mẹ kiếm mồi. Chỉ có mỗi mình chú nhất định cho mình còn rất bé bỏng và đòi mẹ mớm cho ăn.

Năm ấy trời hạn, cây cối khô héo nên lũ sâu cũng trốn mất biệt. Chim mẹ vất vả cả ngày, bay mỏi cánh cũng chỉ mang về được vài con sâu nho nhỏ với dăm hạt lúa cuối vụ. Thương con, Chim mẹ nhịn đói, nhường hết cho con. Vậy mà chú Chim Non chẳng biết, chú la toáng lên rằng chú bị bỏ đói cả ngày và mẹ đã ăn hết phần của chú. Chú còn bảo mẹ ra ngoài ngủ vì chú không muốn ngủ chung với một người mẹ không thương con. Chim mẹ buồn lắm, nhưng vẫn cố đi tìm thêm vài miếng ăn cho đứa con háu đói. Trời tối, Chim mẹ lả đi vì mệt và đói bên ngoài tổ, còn chú Chim Non nằm ngủ ngon lành, chẳng lo cho mẹ tí nào.

Nửa đêm, một đám cháy bỗng bùng lên, lan ra cả khu rừng. Chim mẹ hoảng hốt lao vào tổ cứu con. Chú Chim Non đúng ra đã có thể tự bay được nhưng vì không tập luyện nên phải để mẹ cõng. Chim mẹ gắng hết mình, nhưng đến bìa rừng thì kiệt sức [2], đôi cánh chao đảo rồi bị đám cháy bén vào.

Khi thoát ra được, hơn nửa bộ lông Chim mẹ đã cháy trụi. Chim mẹ chỉ còn thoi thóp, chú Chim Non cuống quýt gọi mẹ, gọi mọi người đến cứu nhưng chẳng có ai…

Một lát sau thì Chim mẹ không còn nữa…

Chú Chim Non khóc thương thảm thiết bên xác mẹ. Nỗi hối hận vì những lỗi lầm của mình đối với mẹ làm cho chú càng đau khổ thêm. Từng giọt nước mắt muộn màng nóng hổi chạm vào cơ thể gầy guộc của mẹ chú. Và phép lạ đã xuất hiện, Chim mẹ dần dần hồi tỉnh [3], mở đôi mắt mệt nhọc nhìn đứa con bé bỏng của mình đầy trìu mến. Chú Chim Non ôm chặt lấy mẹ, thổn thức:

– Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ! Từ hôm nay, con hứa sẽ ngoan hơn và không buồn lòng nữa đâu. Con thương mẹ nhất trên đời.

Từ đó, mọi người trong khu rừng mỗi khi nhìn thấy chú Chim Non lại tấm tắc khen sự chăm chỉ và hiếu thảo [4] của chú ta đối với mẹ.

 

Chú giải

[1] Lún phún: thưa thớt và không đều.

[2] Kiệt sức: cạn hết cả sức lực vì quá mệt mỏi, đau đớn.

[3] Hồi tỉnh: tỉnh lại ( sống lại ) sau cơn mê, ngất hoặc đã chết.

[4] Hiếu thảo: có lòng kính yêu đối với cha mẹ.

Giọng quê hương

Thuyên và Đồng rời quê hương đã mấy năm. Một hôm hai anh rủ nhau đi chơi thật xa, nhưng đến giữa trưa thì lạc mất đường về. Hai người phải ghé vào quán gần đấy để hỏi đường, luôn tiện để ăn cho đỡ đói. Cùng ăn trong quán ấy có ba thanh niên.

Học như cuốc kêu mùa hè

Ngày xưa, Chích Chòe và Cuốc cùng học một lớp. Chích chòe tuy nhỏ nhưng ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành nên được cô giáo yêu, các bạn mến, bố mẹ thương.

Vị giáo sư thông thái

Giáo sư Tạ Quang Bửu quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ, cậu bé Bửu học ở Quảng Nam. Năm 1917, phủ Tam Kỳ mở kì thi cho học sinh lên bảy, thi cả Hán văn, Toán học lẫn Việt văn.

Cậu bé đứng ngoài lớp học

Vũ Duệ người làng Trình Xuyên, huyện Sơn Vi, Sơn Tây (nay là huyện Thanh Sơn, tỉnh Vĩnh Phúc).

Chuyện của mây

Trên trời có một đám mây xinh đẹp, suốt ngày nhởn nhơ bay lượn. Nhưng bay mãi một mình, mây cũng cảm thấy buồn. Mây chợt nhớ tới chị gió, vội bay đi tìm chị.

Núi cười

Ngày xưa, ở một bản nọ có hai anh em. Anh thì ham chơi. Em thì chăm học, chăm làm.

Xena và Bina

Xena là một cô gái rất xinh đẹp và lương thiện, nàng có một người em gái cùng cha khác mẹ tên là Bina. Dì ghẻ và Bina thường xuyên ức hiếp Xena, nàng không thể chịu được sự ngược đãi của hai mẹ con dì ghẻ nên đã bỏ nhà ra đi...

Cô Chấm

Chấm không phải là cô con gái đẹp, nhưng là người mà ai đã gặp thì không thể lẫn lộn với bất cứ một người nào khác.

Người con gái đỡ đầu của Bác Hồ

Vào một buổi sáng mùa thu năm 1990, trong đoàn người vào thăm nhà sàn Bác Hồ có hai cha con người Pháp. Đó là ông Ô-brắc và con gái ông, chị Ba-bét, người con gái đỡ đầu của Bác Hồ.