Có phải tên lửa và đạn đạo là như nhau không?

Một số người cho rằng tên lửa và đạn đạo2 là cùng một loại như nhau. Thực ra thì tên lửa đã có từ hàng trăm năm trước, còn đạn đạo thì mới xuất hiện khi Chiến tranh thế giới lần hai sắp kết thúc.

Khoảng sau thế kỷ XIII, Trung Quốc đã có một loại vũ khí tác chiến mà trước đó chưa có. Loại vũ khí này là trên một mũi tên lông chim thông thường, người ta buộc một ống thuốc nổ đầu trước kín đầu sau hở. Sau khi châm lửa, luồng khí sản sinh ra do thuốc nổ cháy phụt mạnh ra lỗ hở phía sau, tạo ra phản lực đẩy mũi tên đi. Loại vũ khí mới đó, hồi ấy người ta gọi là tên lửa (rocket). Cái tên gọi "tên lửa" ngày nay, là xuất phát từ đó. Đến thời Minh, các cuộc lục chiến và hải chiến đều có dùng tên lửa, có thể bắn xa 3-4 trăm bộ (bộ - đơn vị chiều dài cũ của Trung Quốc, bằng khoảng 1,6 m - ND).

Tên lửa hiện đại, so với tên lửa mấy trăm năm trước, đương nhiên phức tạp hơn nhiều, tuy nhiên về nguyên lý cơ bản thì không có gì thay đổi, nó là một vật bay lợi dụng chất khí do bản thân nó phun ra với tốc độ nhanh, sản sinh ra phản lực đẩy nó bay đi. Ở phần đầu của tên lửa hiện đại có lắp thuốc nổ hoặc đầu đạn thì trở thành một loại vũ khí; nếu ở phần đầu lắp các máy thám trắc khoa học thì trở thành một công cụ nghiên cứu khoa học, như tên lửa thăm dò khí tượng chẳng hạn, khi nó kết hợp với con tàu Vũ Trụ chở người, thì trở thành một phương tiện vận tải bay trong Vũ Trụ.

Đạn đạo hay đạn tự hành xuất hiện khi Chiến tranh thế giới lần hai sắp kết thúc. Lúc đó, nước Đức phát xít trong cơn giãy giụa cuối cùng, đã chế tạo hai loại "vũ khí kiểu mới", lần lượt đặt tên là V-1 và V-2. Hai loại vũ khí này đã từng từ lục địa Châu Âu vượt qua biển Manche oanh kích London, thủ đô nước Anh. Trên thực tế, loại vũ khí này là một loại bom, chẳng qua là bản thân loại bom này có lắp động cơ và hệ thống điều khiển dẫn đường, trong điều kiện không có người lái có thể tự động bay đến mục tiêu để oanh tạc. Do đó, loại vũ khí này gọi là "đạn đạo", có nghĩa là loại bom hoặc đạn pháo có thể điều khiển và dẫn đường.

Hiển nhiên, tên lửa và đạn đạo rất khác nhau. Tên lửa có thể dựa vào động lực của bản thân mà bay đi, là một loại công cụ vận tải có công dụng rộng rãi; còn đạn đạo là loại vũ khí quân sự, bản thân nó không thể bay, mà phải dựa vào động cơ tên lửa hoặc động cơ phản lực mới có thể bay được.

Tại sao máy tính lại có thể làm tốt công việc?

Một hệ thống máy tính làm việc bình thường phải có hai tài nguyên lớn là phần cứng và phần mềm. Tài nguyên phần cứng có: bộ phận chính của máy, bộ...

Vì sao máy bay vũ trụ trở về được như máy bay thường?

Máy bay vũ trụ hay tàu con thoi là "đứa con hỗn huyết" của tên lửa, tàu vũ trụ và máy bay. Khi phóng lên, nó cất cánh thẳng đứng giống như tên lửa,...

Vì sao máy ngửi mùi lại có thể phân biệt mùi các chất khí?

Ngày nay ở nhiều nhà khách, khách sạn và bên trong các hành lang thường có lắp đặt các máy báo có khói, khi có lửa cháy lập tức máy phát tín hiệu báo...

Vì sao đá quý lại có nhiều màu sắc?

Đá quý có nhiều màu sắc lấp lánh gợi sự ham thích của mọi người. Vẻ đẹp kỳ lạ của đá quý do đâu mà có? Qua các phân tích hoá học và phân tích quang...

Vì sao lại nói dùng than đá làm nhiên liệu là quá lãng phí?

Từ rất lâu đời, loài người đã biết dùng than đá làm nhiên liệu. Từ khi máy hơi nước ra đời, một lượng lớn than đá được dùng làm nhiên liệu để chạy máy...

Vì sao Thổ dân châu Phi dùng trống âm trầm để báo tin đi xa?

Thổ dân châu Phi gõ vào chiếc trống nhỏ khi gặp tình huống nguy cấp, tiếng trống vang đi xa báo động. Ngoài ra, họ còn dùng tiếng trống khác nhau để thông báo nhiều loại thông tin khác nhau.

Tại sao dùng tia X có thể chẩn đoán được bệnh trong cơ thể người?

Tia X quang còn gọi là tia Rơnghen, do nhà khoa học người Đức W.C Rơnghen phát hiện ra vào năm 1895. Lúc đó, do không biết tia đó là gì nên người ta đặt tên cho nó là tia X quang.

Mùi hôi của động vật có tác dụng gì?

Trong lịch sử tiến hoá mấy tỉ năm của sinh vật, giới động vật không chỉ phát triển thành hàng vạn những loại khác nhau, mà còn hình thành nên các kết cấu tổ chức khác nhau, khả năng khác nhau.

Vì sao đảo Trường Hưng lại được mệnh danh là đất quýt của Thượng Hải?

Quýt là một loại cây ăn quả sống ở vùng nhiệt đới châu Á, ưa khí hậu ấm và ẩm ướt. Khi nhiệt độ tăng lên 12.