Pho tượng của nhà điêu khắc

Ngày xửa ngày xưa, tại thành phố nhỏ Đuyt-xen-đoóc ở nước Đức có một nhà điêu khắc [1] nổi tiếng, tên gọi Gơ-ru-pen-lô. Tác phẩm của ông đẹp đến nỗi đức vua trị vì thời đó đã đặt nhà điêu khắc một bức chân dung [2] theo kiểu tượng cưỡi ngựa bằng đồng đen. Say sưa với đề tài nghệ thuật này, nhà điêu khắc đã làm việc suốt nhiều ngày và nhiều đêm tới rất khuya.

Khi tượng mẫu [3] đã xong, nhà nghệ sĩ mời đức vua và tất cả triều đình của ngài đến xem, trước khi làm khuôn đổ đồng đen. Đúng ngày đã hẹn, nhà vua đến cùng với nhiều vị đại thần [4] đi theo. Nhà điêu khắc cất tấm vải che phủ bức tượng. Tác phẩm đẹp đến mức đức vua đứng lặng người mà ngắm. Rồi ngày quay lại phía nhà điêu khắc:

– Quả thật, ngài Gơ-ru-pen-lô, thật là giống. Đặc biệt giống một cách hoàn hảo. Danh tiếng của ngài [5] quả là không sai. Ngài đúng là một nghệ sĩ lớn.

Và đức vua thân mật bắt tay nhà nghệ sĩ.

Khi cả triều thần thấy nhà vua bắt tay người nghệ sỹ điêu khắc như là đối với một người bạn thân lâu năm, lòng đố kị ở họ bùng lên không giới hạn, và họ cố tìm cách hạ thấp giá trị của tác phẩm. Họ không dám động chạm gì đến chính chân dung đức vua, nhưng một vị làm ra vẻ thân tình nói với nhà điêu khắc:

– Quả thật, ngài Gơ-ru-pen-lô ạ, chân dung đức Hoàng thượng mười phần hoàn hảo [6]. Nhưng xin phép được góp chút ý nhỏ về con ngựa: cái đầu có phần quá to, như vậy là mất cân đối.

– Không! – một vị khác lên tiếng – Chính là cái cổ quá dài.

Một vị thứ ba tiếp lời:

– Nếu ông có thể sửa chữa cái cẳng trước bên phải, ngàu Gơ-ru-pen-lô ạ, tôi nghĩ rằng tác phẩm sẽ được nâng cao giá trị.

Vụ thứ tư thêm vào:

– Và cái đuôi thì quá cứng đờ!

Nhà điêu khắc lắng nghe, điềm đạm:

– Nếu đức Hoàng thượng cho phép – nhà điêu khắc nói với đức vua – tôi xin ghi nhận những nhận xét của các vị này. Tôi có được phép giữ cái tượng mẫu này thêm dăm ngày nữa không?

Nhà vua đồng ý, và nhiều điêu khắc cho dựng một bức bình phong [7] bằng ván, che kín xung quanh bức tượng.

Ông ở luôn trong đó, và suốt nhiều ngày, người ta nghe thấy tiếng ông làm việc. Các vị triều thần đi về qua đó luôn và tỏ vẻ phởn chí [8]. Vị nào cũng nghĩ thầm: “Quả là mình sáng suốt, cuối cùng thì anh thợ điêu khắc ấy cũng phải thấy rõ như thế. Anh ta đâu phải đã tài khéo đến cỡ đó”.

Một lần nữa, đức vua và triều đình lại có mặt trước pho tượng của nhà điêu khắc. Một lần nữa, đức Hoàng thượng chiêm ngưỡng [9] bức tượng và tuyên bố là tuyệt tác [10].

Đến lượt các vị triều thần lên tiếng:

– Đẹp lắm rồi! – vị thứ nhất nói – cái đầu đã rất cân đối.

– Và cái cổ đã duyên dáng hơn vì đã bớt dài. – vị thứ hai nói.

– Tôi nhận thấy cẳng trước bên phải đã hoàn toàn đúng. – vị thứ ba gật gù.

– Và cái đuôi đã mềm mại hơn. –  vị cuối cùng xem vào.

– Các vị triều thần của ta có vẻ hài lòng đó – đức vua nói với nhà điêu khắc Gơ-ru-pen-lô – các vị đều nhận thấy những điểm mà ông đã sửa chữa cho bức tượng làm cho tác phẩm tăng giá trị lên rất nhiều.

– Tôi rất vui lòng – Gơ-ru-pen-lô mỉm cười nói – nhưng mà sự thật là tôi chẳng sửa chữa chút nào cả!

– Thế nào? – đức vua hỏi to – Vậy thế mấy ngày trời vừa qua, ngài đã cặm cụi làm gì thế?

– Tôi làm cái việc đập tan những tham vọng [11] của các vị triều thần của đức Hoàng thượng về mặt nghệ thuật. Chính lòng đố kị của họ là động cơ duy nhất thúc đẩy họ bới lông tìm vết cho ra những thiếu sót ở bức tượng tôi làm. Và tôi nghĩ rằng, lúc này thì họ phải công nhận điều đó.

Đức vua cười hể hả, nhưng các vị triều thần thì len lén rút lui ra khỏi xưởng điêu khắc, kẻ trước người sau lặng lẽ không một lời.

 

Ý nghĩa

Người có tài thường bị những kẻ bất tài ghen ghét, tìm cách dèm pha, hạ thấp.

Câu chuyện trên cho ta thấy loại người luôn đố kị với người khác như các vị triều thần trong truyện, đã bị nhà điêu khắc Gơ-ru-pen-lô vạch trần một cách thông minh, hóm hỉnh.


Chú giải 

[1] Nhà điêu khắc: nghệ sĩ tạc tượng, khắc gỗ hoặc đá.
[2] Chân dung: hình của một người chụp, vẽ hoặc nặn thành tượng.
[3] Tượng mẫu: chỉ bức tượng nặn làm mẫu để dựa vào đó làm khuôn đúc bức tượng đồng.
[4] Đại thần: quan to hàng đầu trong triều đình phong kiến.
[5] Ngài: từ tôn xưng người trên hay người đáng kính trọng.
[6] Hoàn hảo: hoàn toàn tốt đẹp.
[7] Bình phong: vật bằng ván gỗ hoặc chiếc khung căng vải đặt ở phía cửa ra vào để che cho căn phòng [8] được kín đáo.
[8] Phởn chí: khoái chí, hả hê.
[9] Chiêm ngưỡng: ngắm nghía một cách say sưa hoặc tôn kính.
[10] Tuyệt tác: tác phẩm hoàn hảo đến cực điểm.
[11] Tham vọng: điều mong đạt được hoặc giành được vượt quá khả năng của mình.

Búp Măng non

Bé đã bao giờ mhìn thấy tre chưa? Cây tre mọc thẳng, dáng cao cao, lá nhòn nhọn, trông rất đẹp. Bất kể trời gió lớn mưa to, tre vẫn thẳng vút, không bao giờ ngả nghiêng.

Cá vượt đẻ

Bà Ba cẩn thận xem lại đôi quang thúng, buộc chặt thùng dầu hoả, thùng nước mắm vào để quang, lắc lắc xem có bị xô nghiêng hay không. Mưa gió là việc của trời, nhưng việc kiếm cơm của các gia đình nghèo thì không ngừng được

Sâu Xanh chơi trốn tìm

Trên đồng cỏ, có một chú Sâu xanh với đôi mắt to tròn, những cái chân nhỏ nhắn, những sợi lông lưa thưa và cái bụng tròn căng, béo múp míp, trông mới đáng yêu làm sao. Khỉ con và Nhím con rất thích Sâu xanh...

Giản dị

Vào một đêm cuối xuân năm 1947, khoảng hai giờ sáng, trên đường đi công tác, Bác Hồ đến nghỉ chân ở một nhà bên đường.

Chú ốc sên thích đi du lịch

Dưới gốc cây ở một khu rừng nọ, có một chú Ốc sên sinh sống. Từ trước tới nay, Ốc sên chưa bao giờ đi xa cả nên nó không hề biết thế giới bên ngoài rộng lớn tới mức nào...

Con lừa khôn ngoan

Một con lừa đang vui vẻ ăn cỏ trên một ngọn đồi mà không hề hay biết rằng có một con sói đang rình nó. Khi con lừa ăn xong và ngẩng đầu lên, nó ngỡ ngàng nhận ra con sói đang đứng nhìn mình...

Củ cải trắng

Mùa đông đã đến rồi, trời lạnh buốt. Thỏ con không còn gì để ăn nữa, nó đành mặc áo ấm và đi ra khỏi nhà để tìm cái ăn.

Anh hùng Kim Đồng

Anh hùng Kim Đồng (tên thật là Nông Văn Dền) sinh năm 1928, dân tộc Nùng, tại bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Khi hy sinh, Kim Đồng là đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc...

Dẹp tình riêng vì nghĩa lớn

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1232 – 1300) là một vị anh hùng dân tộc lỗi lạc. Ông được nhân dân tôn là Thánh (Đức Thánh Trần), đời đời thờ phụng không phải chỉ vì tài năng quân sự kiệt xuất và những chiến thắng lẫy lừng