Sự cố Y2K là gì?

Vấn đề năm 2000 của hệ thống máy tính được gọi tắt là Y2K. Nó chỉ có các hệ thống ứng dụng sử dụng chip điều khiển chương trình số hóa và hệ thống phần cứng, phần mềm trong máy tính từ chỗ chỉ áp dụng con số hai hàng số của hệ đếm 10 để chỉ năm, khi thời gian đi từ ngày 31 tháng 12 năm 1999 sang ngày 1 tháng 1 năm 2000 sẽ trùng với số 00 chỉ năm 1900. Bởi thế mà hệ thống điều hành của máy tính sẽ nhận nhầm là 1 tháng 1 năm 1900, và sẽ gây tổn thất cho hệ thống tính toán thời gian ngày tháng năm, dẫn tới những vấn đề về kĩ thuật, chính trị, kinh tế, pháp luật. Nó cũng gây tổn thất cực lớn cho ngành ngân hàng và quân sự. Vì vậy, cần phải giải quyết sự cố này trước khi bước vào thế kỷ XXI.

Để giành tài nguyên bộ nhớ quý báu, đặc biệt là tài nguyên bộ nhớ trong nhiều hơn cho chương trình ứng dụng khác, các kĩ sư máy tính đã nghĩ mọi cách để tiết kiệm sự tiêu phí hệ thống. Và do lúc đó chỉ nghĩ tới tình hình thế kỷ XX mà hai hằng số dùng trong hiển thị năm 19 bị coi là thừa. Hơn nữa nếu biểu thị năm bằng bốn hàng số của hệ đếm 10 thì sẽ choán mất nhiều không gian lưu trữ. Theo tính toán của các nhà chuyên môn, trong ứng dụng máy tính chính phủ thời trước của nước Mỹ, nếu ghi năm bằng đầy đủ 4 con số theo phép đếm thập phân) thì trong 100 MB của văn kiện ghi chép phải tăng thêm không gian lưu trữ 100 MB nữa, theo giá tiền bộ nhớ lúc đó phải tiêu phí khoảng 100.000 - 130.000 USD.

Phạm vi ứng dụng của máy tính thời đó không rộng rãi như ngày nay, chủ yếu dùng cho chính phủ, cơ quan nghiên cứu và các học viện. Hoặc chủ yếu dùng cho việc xử lí công việc sự vụ rất hạn chế và các công việc khoa học, tính toán công trình. Lúc đó còn cách xa năm 2000 tới hơn 30 năm. Những người lập trình phần mềm cho rằng các chương trình mà họ tạo lập đến năm 2000 chắc chắn đã bị thay thế bởi chương trình mới. Dù có vấn đề thì hẵng cứ để đấy, những nhà lập trình và các nhà thiết kế hệ thống phần cứng sau này sẽ giải quyết. Bởi vậy mà họ đã dùng hai con số cuối để biểu thị năm. Do kĩ thuật máy tính phát triển nhanh chóng, những thiết kế năm xưa không ai cho là có vấn đề gì cả. Về việc dùng con số hai hàng cuối của hệ đếm 10 để chỉ năm trong các phần cứng phần mềm của hệ thống máy tính như siêu máy tính, máy tính chủ, máy tính mini và máy vi tính, do có sự tương tiếp của chương trình và ứng dụng mà cứ kéo dài mãi, thành tiêu chuẩn được thừa nhận.

Sao mạch xung là gì?

Mùa thu năm 1967 cô nghiên cứu sinh Bell và giáo sư Hewish Khoa thiên văn Trường đại học Liuser của nước Anh khi quan sát thiên văn đã phát hiện một...

Kiến trúc vỏ mỏng có những ưu điểm gì?

Kiến trúc vỏ mỏng là một loại kiến trúc thân vỏ có dạng mặt cong làm bằng bê tông cốt thép, có thể đơn độc dùng làm mái nhà, cũng có thể ngay cả khối...

Tại sao bọ hung phải lăn vào bãi phân?

Mỗi năm, khi mùa hạ thu đến, ở bên cánh đồng và bên đường thường có thể nhìn thấy những đôi côn trùng cánh cứng đen trũi, béo mập đang dũi trong một đống rác màu xám đen, đó chính là "bọ hung đẩy cục phân" mà người ta thường nói.

Vì sao mực xanh đen được ưa chuộng?

Các loại mực thường dùng có màu đỏ, xanh và xanh đen. Với hai loại mực đỏ và xanh, chữ viết ra rất nét, nhưng nếu gặp nước, dễ bị nhoè đi.

WWW có quan hệ gì với mạng Internet?

Tháng 3 năm 1999 Jăng Bécnaxi-lí tại một phòng thí nghiệm vật lí hạt (cơ bản) Châu Âu đã đưa ra một kế hoạch. Về sau, chính là kế hoạch này đã sáng...

Hoa văn trên cánh bướm có công dụng gì?

Có người gọi bướm là "bông hoa biết bay", đó là bởi vì trên hai đôi cánh của bướm thường có hoa văn đẹp rực rỡ.

Sao Ngưu Lang và Chức Nữ có phải hàng năm gặp nhau không?

Chập tối mùa hè trên đỉnh đầu ta có một ngôi sao sáng, đó là sao Chức nữ. Cách sông Ngân Hà, phía Đông Nam sao Chức nữ nhìn sang một ngôi sao sáng...

Vì sao mùa xuân cần ấm, mùa thu cần lạnh?

"Mùa xuân cần ấm, mùa thu cần lạnh" là câu nói cửa miệng mà ta thường nghe thấy. Ý nghĩa của câu này là khí hậu mùa xuân vừa chuyển sang ấm, không nên...

Tại sao tắc kè hoa lại có thể đổi màu?

Tắc kè hoa là một loài động vật bò sát, sống ở trong các rừng cây như ở Mađagatxca, lục địa Châu Phi, Anatolia, ấn Độ... Nó thường chờ đợi lặng lẽ trên cành cây, hai mắt đảo đi đảo lại theo các hướng khác để quan sát.