Tại sao côn trùng gây hại trong ruộng vườn lại không thể trừ hết được?

Trên thế giới có hơn một triệu loài côn trùng, trong đó có một số là côn trùng có ích cho người, như tằm nuôi và tằm thầu dầu. Những côn trùng có ích này được con người nghĩ cách nuôi dưỡng, để cho chúng nhả nhiều tơ hơn, ủ nhiều mật hơn... Nhưng đại đa số côn trùng là loại có hại cho người, chúng ta chỉ cần quan sát kĩ sẽ phát hiện ra có loại sâu ăn lá rau, có loại hút dịch của gạo, lúa mì, có loại làm mọt thân của cây gỗ, có loại chui dính vào trong quả ăn thịt quả hoặc ăn hạt trong quả, còn có loại hút máu của người và của động vật, truyền nhiễm bệnh tật... Những côn trùng có hại này không những nguy hiểm cho chất lượng và sản lượng cây nông nghiệp, mà còn nguy hại cho sức khỏe của con người và súc vật. Hiện nay, phương pháp phổ biến phòng trừ sâu bệnh là phun thuốc trừ sâu nhưng tại sao hàng năm chúng ta phun thuốc trừ sâu mà vẫn còn côn trùng gây hại? Chủ yếu có mấy nguyên nhân dưới đây.

Một là chủng loại côn trùng rất nhiều, ví dụ như loại côn trùng gây hại cho cây nông nghiệp, không những các loại hoa màu có những loại côn trùng khác nhau mà trên cùng một loại hoa màu cũng có nhiều loại côn trùng gây hại; ví dụ, trong một đời cây lúa nước có mười mấy loại côn trùng gây hại, phun thuốc nông nghiệp thường chỉ có thể phòng trừ một số ít loại côn trùng, chứ không thể trị hết tất cả các loại được.

Thứ hai, côn trùng có sức sinh sôi rất mạnh. Có loại côn trùng một năm có thể sinh sôi mấy đời, có loại sinh sôi mười mấy đời, thậm chí mấy chục đời. Ở điều kiện môi trường thích hợp, một con côn trùng cái có thể sinh sản mấy trăm đến hàng nghìn đời sau. Vì vậy, sau khi phun thuốc, số lượng số côn trùng may mắn sống sót không nhiều, nhưng sau một thời gian sinh sôi, số lượng ngày càng tăng.

Thứ ba, côn trùng có khả năng chống lại những môi trường không tốt và có tính kháng thuốc. Một đời của côn trùng, có con phải trải qua trứng, ấu trùng, nhộng, côn trùng, có loại trải qua quá trình biến thái từ trứng sang châu chấu, côn trùng trưởng thành. Hiện nay, thuốc diệt sâu thường dùng chỉ có thể làm chết hoạt động của ấu trùng, châu chấu và côn trùng, còn đối với trứng và nhộng không ăn không động trên bề mặt thì hiệu quả không lí tưởng. Mà đối với côn trùng trưởng thành, châu chấu và ấu trùng, hiệu quả phòng trị chỉ có thể đạt được 90%, 10% những côn trùng may mắn sống sót, đời sau chúng sinh sôi, có thể sản sinh ra tính thích ứng với thuốc trừ sâu, tính kháng thuốc.

Ví dụ đối với loài sâu hại lúa như rận bay lúa, ve lá lúa, mỗi mẫu dùng 75 g thuốc nông nghiệp malathion và đạt hiệu quả phòng trị là 95%, sau mấy năm liên tiếp dùng thuốc, mỗi mẫu cũng dùng 100 g thuốc, thì hiệu quả chỉ đạt khoảng 50%. Hơn nữa những nơi mà dùng thuốc nông nghiệp càng lâu và lượng thuốc càng tăng thì tính kháng thuốc của côn trùng càng rõ rệt.

Có loài côn trùng, trứng trùng, châu chấu hoặc ấu trùng, ở nhiệt độ khoảng –15oC không chết cóng; có loại ấu trùng, châu chấu mấy tháng không ăn cũng không chết đói, điều này chứng tỏ sức chịu lạnh, chịu đói của chúng rất khỏe, cho nên có thể an toàn qua mùa đông giá lạnh.

Thứ tư, có một số côn trùng nông nghiệp có khả năng bay rất xa. Mỗi khi đến mùa xuân, mùa hạ, các cây trồng ở phía Bắc như lúa sinh trưởng dồi dào, thức ăn phong phú, côn trùng gây hại từ Nam lên Bắc, mỗi năm khi cuối thu đầu đông, nhiệt độ giảm, sau khi thu hoạch cây trồng nông nghiệp, một số côn trùng gây hại lại di cư từ Bắc vào Nam gây hại.

Thứ năm, phun thuốc diệt sâu bọ thường rất nguy hại đến thiên địch của côn trùng. Thiên địch của côn trùng lại là người bạn của con người. Chủng loại thiên địch rất nhiều như ếch, nhện, bướm kí sinh, ruồi kí sinh, trùng tuyến... khi phun thuốc trừ sâu mặc dù giết hại côn trùng gây hại nhưng cũng đồng thời giết chết lượng lớn thiên địch. Mà sức sinh sôi của thiên địch lại thấp hơn côn trùng gây hại nhiều, nếu không nắm vững tình hình phát triển của thiên địch và phản ứng của thiên địch với thuốc trừ sâu, dùng thuốc không phù hợp sẽ gây hại hơn, ngược lại sẽ gây nguy hại hơn.

Do những nguyên nhân trên, mặc dù hàng năm phun thuốc trừ sâu, côn trùng gây hại vẫn không ngừng sinh sôi. Phun thuốc chẳng qua là mức khống chế côn trùng gây hại trước khi côn trùng chưa làm cho cây bị tổn hại mà thôi.

Tại sao các hạt giống lại chứa nhiều chất dinh dưỡng?

Thức ăn của con người chủ yếu là từ thực vật, hơn nữa tuyệt đại bộ phận là từ hạt giống, bởi vì hạt giống chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn nhiều so với...

Khi cây cải dầu ra hoa thả ong ra có tác dụng gì?

Đông đi xuân đến, cây cải dầu trải qua cái khắc nghiệt của mùa đông giá lạnh, đã nở nhũng bông hoa vàng, dự báo một vụ thu hoạch sắp tới. Tuy nhiên có...

Vì sao lại có “hàng rào xanh”?

Mọi người đều đã nghe nói về hàng rào mậu dịch. Hàng rào mậu dịch là chỉ trong quan hệ mậu dịch quốc tế, những nước nhập khẩu vì lợi ích của nước mình...

Sét được dự báo như thế nào?

Sét hay chớp có lúc gây tai nạn cho con người. Năm 1986 nước Mỹ phóng ba quả tên lửa vào không trung bị sét đánh trúng.

Mặt trời là thiên thể thế nào?

Từ Trái Đất hàng ngày ta thấy Mặt Trời mọc ở phía đông, lặn ở phía tây. Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất đưa lại cho ta ánh nắng và nguồn nhiệt.

Tại sao nói kiến trúc Sân vận động Thượng Hải có trình độ tiên tiến quốc tế?

Năm 1997, Đại hội thể dục thể thao lần thứ tám toàn Trung Quốc được cử hành rất rầm rộ và trọng thể ở thành phố Thượng Hải, lễ khai mạc diễn ra tại...

Đồ gốm có thể trong suốt như thuỷ tinh không?

Có thể làm cho vật liệu gốm trong suốt như thuỷ tinh được không? Có thể, các bạn có thấy trên đường phố có loại đèn được phát ra ánh sáng vàng rất...

Tại sao cây chè lại thích hợp trồng ở vùng có tính axit?

Vùng núi và vùng bán sơn địa của Trung Quốc đa số là vùng đất có tính axít, lá chè mà những nơi này sản xuất có chất lượng rất cao, ví dụ chè “Long...

Tại sao chim trống thường đẹp hơn chim mái?

Trong xã hội loài người, nhu cầu theo đuổi ngoại hình đẹp của nữ giới bao giờ cũng cao hơn nam giới, trang phục đẹp sặc sỡ dường như đã trở thành lợi thế đặc biệt của nữ giới.