Trà đạo của Nhật Bản đã bắt nguồn và phát triển như thế nào?

Người Nhật Bản rất thích uống nước trà, hơn nữa họ còn đòi hỏi phải có hoàn cảnh thích đáng để uống nước trà, mà cũng lại còn đòi hỏi cả về cách pha trà cũng như mời trà. Thông qua việc uống nước trà, con người ta đạt tới cảm giác thanh tịnh và thư giãn. Đó tức là trà đạo của Nhật Bản.

Thật ra tập quán uống nước trà của người Nhật Bản đã được bắt nguồn từ Trung Quốc, trà đạo đã được du nhập vào Nhật Bản bởi các học sinh và các nhà sư đến từ Trung Quốc lưu học tại đây trong hơn một nghìn năm.

Năm 1191 sau Công nguyên, một hoà thượng Nhật Bản là Vinh Tây kết thúc thời kỳ lưu học tại triều đình nhà Đường, đã trở về Nhật Bản mang theo rất nhiều hạt chè. Sau khi về tới quê hương, ông tích cực khuyến khích việc trồng những cây chè, đồng thời còn viết một cuốn sách nhan đề là “Ngật trà dưỡng sinh ký” (bài ký uống trà dưỡng sinh), tuyên truyền tác dụng tốt đẹp của nước trà như: làm cho tinh thẩn phấn chấn, làm sáng mắt, giúp ăn ngon miệng. Về sau việc uống nước trà đã dẩn dẩn lan rộng ra từ tẩng lớp quý tộc xuống tới đại chúng bình dân, một vị cao tăng của Thiền Tông là Thôn Điền Chu Quang là người đẩu tiên đưa ra phương pháp pha trà của Thiền Tông.

Sau khi Thôn Điền qua đời, thương nhân tham thiền là Vũ Dạ Trị Âu cũng cố hết sức khai quật các đồ gốm Tín Lạc, là những đồ pha trà mộc mạc có vẻ đẹp thuẩn phác của Nhật Bản, điều này cũng làm cho trà đạo có được một bước phát triển mới.

Cuối cùng Thiên Lợi Hữu người được tôn vinh là thiên tài về trà đạo đã học tập thiền sư Vinh Tây và thu thập toàn bộ tài liệu tổng kết bao quát được tinh thẩn trà đạo là “Thanh tịnh hoà túc” với ý nghĩa là “khốc ái hoà bình, thanh tâm an tịnh” (hết sức yêu hoà bình, lòng thanh thản yên tĩnh), ngoài ra lại còn yêu cẩu các dụng cụ pha và uống trà đạo phải có vẻ đẹp hợp với những người uống trà. Nghệ thuật trà đạo của Thiên Lợi Hữu đã mở đẩu thời kỳ cực thịnh của trà đạo trong lịch sử Nhật Bản. Trong những năm gẩn đây, trà đạo ở Nhật Bản đang diễn biến thành những hội uống trà kiểu đại chúng và trở thành một sinh hoạt văn hoá xã giao lấy ẩm thực làm trung tâm.

Vì sao nhân dân một số vùng dễ bị bướu cổ?

Ở những vùng núi rừng, người dân thường mắc bệnh bướu cổ (y học gọi là phù tuyến giáp trạng địa phương). Nguyên nhân chủ yếu nhất là hàm lượng iốt...

Vì sao dầu mỏ được đánh giá là "vàng đen"?

Dầu mỏ là loại dầu khoáng vật có màu nâu hoặc đen. Dầu mỏ được đánh giá là "vàng đen", là "dòng máu của công nghiệp".

Đèn hậu xe đạp có tác dụng gì?

Bạn đã từng chú ý đuôi xe đạp có một miếng nhựa trong màu hồng bên trong có nhiều mặt lập thể nhỏ màu hồng chưa? Có lẽ bạn nghĩ rằng nó là một vật gắn vào để cho đẹp mắt...

Chim sẻ ăn hạt, vì sao nuôi con bằng sâu?

Chim sẻ là loài chim thường gặp nhất, đâu đâu cũng có chúng, từ rìa làng, sân phơi đến ruộng lúa… Chỉ cần nhìn qua cái mỏ hình nón, thô ngắn và khỏe...

Vành của Thổ tinh thực chất là gì?

Thổ tinh là một hành tinh rất đẹp. Vòng ngoài xích đạo của nó có một vành sáng, giống như một người đội mũ vành rộng.

Thế giới có bao nhiêu dân tộc?

Trung Quốc có 56 dân tộc. Có người cho rằng Trung Quốc có thể là quốc gia có nhiều dân tộc nhất thế giới, kỳ thực không phải như thế.

Vì sao phải phát triển ngọt hóa nước biển?

Chúng ta đều biết hơn một nửa đất đai của ả rập Xêut đều bị sa mạc bao phủ. Song từ thập kỉ 80 của thế kỉ XX đến nay, nền nông nghiệp của quốc gia...

Vì sao cần quản lý cầu vượt trên không?

Chúng ta biết rằng, giao thông mặt đất phải chịu sự ràng buộc và quản lí của các luật lệ giao thông, đó là để bảo đảm sự thông suốt và an toàn cho...

Tại sao các cầu lớn phải xây lầu đầu cầu?

Ở hai đầu cầu tiếp nối với bờ của những cây cầu lớn thường được gọi là đầu cầu, công trình kiến trúc xây dựng ở vị trí đầu cầu gọi là lầu đầu cầu.