Vì sao khi phóng tên lửa dùng cách đếm ngược?

Năm 1927, nhiều nhà hàng không vũ trụ nghiệp dư ở Đức đã thành lập Hiệp hội Hàng không vũ trụ. Không lâu sau họ nhận nhiệm vụ chế tạo một tên lửa thật cho bộ phim khoa học viễn tưởng "Hằng Nga trên cung trăng". Vì thiếu kinh nghiệm, nên quả tên lửa thật này không chế tạo được mà phải dùng một tên lửa mô hình để quay phim. Trong quá trình quay phim, để phóng tên lửa mô hình đạo diễn Fulik Lan lần đầu tiên sáng tạo ra trình tự đếm ngược thời gian phóng tên lửa. Trình tự này vừa phù hợp với quy luật phóng tên lửa và thói quen của con người, vừa biểu hiện cách rõ ràng thời gian chuẩn bị phóng tên lửa giảm dần.

Chuẩn bị 10 phút, chuẩn bị 5 phút... chuẩn bị 1 phút, mãi đến trước phóng 10 giây, cuối cùng là 10, 9, 8...3, 2, 1, phóng! Cách đếm ngược này khiến cho con người cảm thấy sự kết thúc của thời gian chuẩn bị và cảm giác được thời điểm phóng sắp bắt đầu.

Cuốn phim đã trở thành công cụ dẫn đường cho phương thức phóng tên lửa. Sau đó vào thập kỷ 30 của thế kỷ XX, Đức đã chế tạo thành công quả tên lửa thí nghiệm đầu tiên và đầu thập kỷ 40 chế tạo thành công tên lửa "V-2", đều dùng trình tự phóng đếm ngược này. Sau thập kỷ 40, Mỹ và Liên Xô chế tạo thành công tên lửa đạn đạo và khi phóng cũng dùng trình tự đếm ngược. Nó đã trình tự hoá các động tác trước khi phóng tên lửa theo thứ tự thời gian vừa chặt chẽ, vừa khoa học, đúng là không hề có sai sót nào.

Ngày nay việc phóng tên lửa đạn đạo và các máy bay vũ trụ của các nước trên thế giới tự nhiên quen dùng theo trình tự đếm ngược này.

Vì sao nói biển là "lá phổi" và "thận" của Trái Đất?

Biển là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống duy trì sự sống. Nếu chúng ta xem Trái Đất giống như cơ thể người thì ví biển là lá phổi và thận của...

Tại sao các dòng sông đều uốn lượn?

Nếu nhìn trên bản đồ bạn sẽ thấy rằng, các dòng sông tự nhiên đều có hình uốn lượn. Trên thực tế cũng đúng như vậy.

Vì sao biến tinh Zaofu được gọi là "thước đo trời"?

Năm 1784 Kutelik, nhà thiên văn nghiệp dư câm điếc người Anh lần đầu tiên phát hiện độ sáng của sao "Tiên Vương δ" liên tục biển đổi. Quan sát sâu...

Sao chổi đâm nhau là thế nào?

Năm 1994 lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, hàng nghìn, hàng vạn người tận mắt nhìn thấy một sự kiện trong vũ trụ xưa nay chưa hề xảy ra, đó là sao...

Bốn phát hiện lớn của thiên văn học trong thập kỷ 60 của thế kỷ XX là gì?

Thập kỷ 60 của thế kỷ XX, cùng với sự nâng cao kính viễn vọng điện tử cỡ lớn, môn vật lý thiên thể đã liên tiếp giành được bốn phát hiện lớn. Đó là...

Các hành tinh trong vũ trụ liệu có va vào nhau?

Nếu Trái Đất ở rất gần các hành tinh khác và chúng chuyển động ngược chiều nhau thì khả năng đụng độ rất dễ xảy ra. Nhưng thực tế, Trái Đất và các...

Tại sao có thể quản lý giao thông bằng máy tính?

Tình hình giao thông của một thành phố thường phản ánh trình độ hiện đại và trình độ văn minh của thành phố này. Thế nhưng, quản lý giao thông an...

Vì sao sét dễ đánh vào những vật cao đứng đơn độc?

Đáy các đám mây mưa giông thường tích điện. Điện năng này khiến cho mặt đất phát sinh cảm ứng, sản sinh ra những đám tích điện ngược dấu.

Tại sao trên cùng một bắp ngô lại có những hạt màu sắc khác nhau?

Khi thu hoạch ngô, có lúc bạn phát hiện trên cùng một bắp ngô thường có mấy hạt ngô không cùng màu, màu trắng, màu vàng, màu đỏ, trông rất đẹp. Có...