Vì sao người ta ví mắt với máy ảnh?

Có người nói, hai mắt giống như hai máy ảnh đặt trên đầu, ví von như thế rất có lý. Bên ngoài nhãn cầu là tầng giác mạc không màu, trong suốt, giống như ống kính của máy ảnh. Do luôn được nước mắt bôi trơn nên nó thường ướt, không bị bụi che.

Ở giữa nhãn cầu có một lỗ nhỏ gọi là đồng tử, ánh sáng từ bên ngoài thông qua đồng tử đi vào võng mạc ở đáy nhãn cầu. Khi máy ảnh chụp ảnh, người ta thường căn cứ vào độ sáng tối của ánh sáng mà điều chỉnh ống kính. Đồng tử cũng tương tự, khi ánh sáng mạnh quá thì đồng tử thu nhỏ lại, cản bớt lượng ánh sáng. Khi ánh sáng yếu, đồng tử lại tự động mở ra.

Khi từ ngoài sáng bước vào phòng tối, ta lập tức cảm thấy trước mắt là một đám tối đen, không trông rõ rệt vật gì, sau một thời gian ngắn mới thích nghi được. Đó là vì con người khi từ chỗ sáng đi vào chỗ tối, đồng tử phải dần dần mở ra cho đến khi thích ứng được với môi trường tối, ta mới nhìn thấy. Trong máy chụp ảnh, phim là bộ phận cảm quang cuối cùng để thành ảnh. Võng mạch của mắt cũng có công năng tương tự. Trên võng mạc có vô số tế bào cảm quang. Khi tiếp thu được các tín hiệu kích thích của ánh sáng, chúng sẽ biến tín hiệu đó thành xung thần kinh, thông qua thần kinh thị giác truyền lên đại não. Nhờ vậy, con người có thể cảm nhận được một cách chân thực hình ảnh và màu sắc của mọi vật ở bên ngoài.

Vì sao các thiết bị vũ trụ phải giữ tư thế chính xác trong vũ trụ?

Khi đọc sách hoặc viết chữ ta phải giữ một tư thế chính xác, vậy các thiết bị hàng không vũ trụ bay trong vũ trụ có cần giữ tư thế chính xác không?...

Vì sao cơn lốc sau khi đổ bộ vào đất liền giảm yếu rất nhanh, còn mưa giảm chậm?

Gió lốc (áp thấp) sinh ra trên biển. Cơn lốc lớn sức mạnh khôn lường, sức gió trên cấp 12 có thể dựng nên sóng thần cao mấy chục mét, lật úp tàu lớn...

Vì sao số 1 không phải là số nguyên tố?

Người ta chia các số tự nhiên làm ba nhóm số: nhóm số thứ nhất thuộc loại số nguyên tố; loại thứ hai là nhóm các hợp số; số 1 không phải là số nguyên...

Loài hoa chuyên “đánh” côn trùng

Cây dâu để cho tằm ăn lá mà không than nửa lời. Cây sồi cũng chịu để con người đốn trong im lặng… Vậy có khi nào thực vật giữ thế chủ động không? Có...

Hiện tượng "nhà có ma" là thế nào?

Trên thế giới có nhiều nơi đồn đại về câu chuyện “nhà có ma” (hay gọi là “nhà chết”, “nhà quỉ”). Tương truyền người đến ở trong ngôi nhà đó sẽ chết...

Hang động được hình thành như thế nào?

Ai đã từng một lần đi thăm những hang động như ở Vịnh Hạ Long hay Phong Nha-Kẻ Bảng đều không thể quên được những cột đá, măng đá, nhũ đá muôn hình...

Tại sao khi có gió lại thấy lạnh hơn?

Chắc hẳn ai cũng biết rằng trời rét mà im gió thì dễ chịu hơn so với lúc có gió. Nhung, không phải tất cả mọi nguời đều biết nguyên nhân của hiện tuợng ấy. “Chỉ các sinh vật mới cảm thấy giá buốt khi có gió”, còn các vật vô sinh thì không.

Làm thế nào để phân biệt được "vua khỉ" trong đàn khỉ?

Trong vườn thú, nơi hấp dẫn mọi người nhất có thể chính là núi khỉ. Trong một khoảng đất không lớn lắm, các con khỉ nhảy nhót, đuổi bắt chơi đùa với...

Vì sao động đất phần nhiều xảy ra vào ban đêm?

Động đất là hiện tượng tự nhiên, nó gây cho loài người những tổn thất cực kỳ nghiêm trọng. Một lần động đất từ cấp 7 trở lên, trong phút chốc có thể...