Xe Lu và Xe Ca

Một hôm, trên quãng đường kia, có chiếc xe lu lù rù chuyển bánh. Từ cột cây số này tới cột cây số kia, xe lu cứ vừa lăn vừa thở, mãi mới đến đích.

- Mà sao cậu ta lại không chịu chạy nhanh lên nhỉ?

Có ai hỏi thế, xe lu trả lời:

– Tôi cần đi chậm!

Nghe vậy, xe ca phóng vèo tới, chê:

– Nói khoác!

Xe lu hiền lành:

– Tớ nói thật đấy!

Xe ca nổ máy:

– Thôi đi! Xin chào nhé!

Và xe ca phóng vút.

Một lần, thấy xe ca chạy tới, xe lu gọi:

– Xe ca ơi! Cho mình hỏi thăm…

Xe ca dừng lại.

– Cái gì thế?

– Cậu ở đằng kia về, thấy đường đi có tốt không?

Xe ca khủng khỉnh:

– Cậu ngại đi vì đi chậm mỏi chân chứ gì? Tớ không biết, cậu lên mà xem…

Sau đấy trời mưa. Xe lu cứ đội nước lần tới. Trong khi ấy, xe ca đã vào nhà nghỉ. Tạnh mưa, xe ca lao ra, vượt xe lu. Xe lu gọi:

– Này, đợi tớ đi trước xem sao đã, không có…

Chẳng thèm nghe hết, xe ca cứ phóng và nghĩ: “Bò như rùa ấy, ai đợi được! Mình mà lại phải chơi với cái cậu lù đù ấy thì chán chết!”.

Xe ca cứ phóng đi. Xe lu cố lăn thật nhanh.

Tới một quãng đường mới mở chưa “lu” kỹ, xe ca bị sa hố cứ quay tít bánh xe tại chỗ, không sao tiến lên được, mà cũng không lùi lại được. May mà có anh xe cần trục nhấc xe ca ra chỗ khác. Xe lu bò tới quãng đường hỏng, rải đá lên rồi lăn đi lăn lại cho mịn.

Đường đã chữa xong, xe lu gọi:

– Đi thôi nào, cậu xe ca ơi!

Bây giờ xe ca mới hiểu vì sao xe lu không chạy nhanh.

Từ hôm ấy, đù đi đâu đi đâu, xe ca cũng kể lại cho xe lu biết tình hình đường đất tốt, xấu ra sao. Xe lu có hỏi gì, xe ca cũng không bỏ chạy.

Cho đến bây giờ, bất cứ chiếc xe nào dù có chạy nhanh đến đâu cũng không chê xe lu chạy chậm nữa.

Thư gửi các học sinh

Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi.

Cò và vạc

Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò thì ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, sách vở sạch sẽ luôn luôn được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, suốt ngày chỉ nằm ngủ. Cò bảo mãi, Vạc chẳng nghe.

Bát chè sẻ đôi

Đồng chí liên lạc đưa công văn 10 giờ đêm mới đến. Bác gọi mang ra một bát, một thìa con. Rồi Bác đem bát chè đậu đen, đường phèn, mà anh em phục vụ vừa mang lên, xẻ một nửa cho đồng chí liên lạc.

Nghệ sĩ piano Đặng Thái Sơn

Đặng Thái Sơn sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Cha của Đặng Thái Sơn là nhạc sĩ Đặng Đình Hưng, mẹ là Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú Thái Thị Liên, nguyên chủ nhiệm khoa đàn piano Nhạc viện Hà Nội.

Ngỗng và rùa

Hai vợ chồng ngỗng và rùa là những người bạn tốt. Mùa hè đến, trời bắt đầu nóng lên khiến hồ nước dần cạn kiệt. Vì vậy, chúng lên kế hoạch đi tìm một chỗ ở mới...

Cái áo hiệp sĩ

Nhà tôi có một cây nhãn tơ. Thân nó mập, chắc lẳn. Tán cây xum xuê tròn. Vào cuối mùa xuân, hàng trăm nhánh non màu nâu sậm đua nhau ngoi lên, vượt các lớp lá xanh um.

Dây thun xanh, dây thun đỏ

Mỗi sáng đi học, mẹ cho hai anh em mỗi đứa một nghìn đồng để ăn quà. Bao giờ Hoài Ly cũng tiêu hết số tiền ấy. Thì làm gì mà chẳng hết – một nghìn đồng đủ mua một gói xôi đậu xanh.

Chuyến đi xa của chú chuột nhỏ

Một buổi sáng, chú chuột nhỏ lên đường đi du lịch. Chuột bà nướng cho cháu rất nhiều bánh để ăn đường và tiễn cháu đến cửa hang. Nhưng ngay buổi chiều hôm đó, chú chuột trở về.

Nhà bác học không ngừng học

Đác – uyn là nhà bác học nổi tiếng trên thế giới. Ông còn rất ham học. Vào một đêm giá lạnh, mọi người đã say ngủ. Con ông chợt thức giấc và thấy phòng cha vẫn còn sáng ánh đèn.