Sơn được lấy từ đâu?
Nhà chúng ta ở, các đồ vật gia dụng chúng ta dùng đều được phủ bởi một lớp sơn màu sắc khác nhau, nó không chỉ mang lại vẻ đẹp cho ngôi nhà mà còn giúp cho đồ vật bền hơn. Trong những loại sơn này, một loại sơn quan trọng được lấy từ cây sơn, gọi là sơn sống hay sơn ta.
Cách đây rất lâu, con người đã biết dùng sơn để bảo vệ đồ gia dụng và dụng cụ trong gia đình. Sơn ta có tác dụng bảo vệ rõ rệt đối với đồ dùng trong nhà, là vì nó có thể chịu được kiềm, chịu được axit và phòng trừ sự ăn mòn của các loại hóa phẩm khác, đồng thời cũng chịu được nhiệt độ cao. Vì vậy mọi người đều coi sơn ta là một vật liệu bôi quét chống hỏng, chống gỉ tốt.
Sơn ta ở thể dạng dịch dính màu trắng sữa tiết ra từ cây sơn. Trong thân cây sơn, có nhiều ống dẫn nhỏ bên trong chứa đầy chất inclusion. Khi bóc lớp vỏ cây, liền có chất dịch màu trắng từ trong đường dịch sơn chảy ra, dịch này ra sau khi tiếp xúc với không khí sẽ bị oxi hóa, bề mặt dần dần chuyển sang màu nâu nhạt, cuối cùng thành màu đen, đồng thời cũng đông keo lại. Trong dịch sơn có một hợp chất hóa học quan trọng gọi là urushiol, hàm lượng thường là 40 – 70%, hàm lượng chất urushiol này càng nhiều sơn càng tốt.
Sơn có một tính khí kì quái, nó cần không khí ẩm ướt để khô và cứng lại, mà không phải trong không khí khô, đồng thời cũng không thể dùng phương pháp tăng nhiệt để khiến nó nhanh chóng khô và cứng lại được, đây chính là do tác dụng oxi hóa.
Cây sơn thông thường sinh trưởng từ 5 – 6 năm là có thể rạch cắt lấy sơn. Nếu quản lí tốt, phương pháp lấy sơn đúng cách, thì một cây sơn có thể lấy được suốt trong vòng 50 – 60 năm.