Tại sao đeo dù giúp chúng ta hạ cánh an toàn?
Với các máy bay chiến đấu, khi bị trúng đạn, phi công bắt buộc phải tìm cách thoát khỏi máy bay. Nếu rơi từ độ cao hàng ngàn mét xuống đất, con người không tránh khỏi cái chết. Vì vậy, con người đã phát minh ra chiếc dù dựa vào việc sử dụng sức nâng của không khí, tốc độ rơi của phi công được hãm lại đáng kế, họ có thể tiếp đất an toàn.
Tuy nhiên, trong quá trình tiếp đất, không khí bị dồn đẩy ra ngoài qua phần mép dù, tạo nên những vòng khí xoáy, vòng khí này xuất hiện ở một phía nào đó của tấm dù, rồi luân chuyển đến những phần rìa khác. Mỗi vòng xoáy lại tạo nên một vùng áp thấp. Do vậy, chiếc dù sẽ đung đưa qua lại trong khoảng góc kẹp 600 so với mặt phẳng ngang. Rõ ràng,
sự chao đảo như vậy sẽ gây nguy hiểm khi tiếp đất.
Để khắc phục hiện tượng này người ta đã tạo ra một lỗ trống ở phần đỉnh dù, khiến một phần không khí liên tục thoát ra ngoài theo hướng trục đứng xuyên tâm của dù. Nhờ vậy phá vỡ được xoáy khí tai hại ở đỉnh dù, làm giảm sự chao đảo.
Có người sẽ thắc mắc rằng, trong khi tai nạn máy bay thường xuyên, đe doạ tính mạng các hành khách, thì tại sao chúng ta không trang bị dù cho từng người? Như vậy sẽ giúp cho nhiều người được sống sót.
Thực ra, ý tưởng này hoàn toàn không thực tế. Các máy bay chở khách cỡ lớn đều bay trên tầm cao hàng chục ki lô mét. Đặt giả thiết tai nạn xảy ra, ở độ cao đó không khí rất loãng, với các hành khách không được mang, mặc trang phục bảo vệ thì ngay khi vừa rời khỏi khoang máy bay, do áp lực bên trong cơ thể lớn hơn bên ngoài, máu của họ sẽ sôi sục, con người lập tức bị chết do sự giãn nở của cơ thể. Điều này giải thích tại sao các hành khách trên máy bay chở khách thường không được trang bị dù cứu hộ.