Tại sao rồng có cánh thân hình to lớn như vậy lại có thể bay lượn trên không trung?
Khi khủng long ở trên Trái Đất còn xưng vương xưng bá, có một loài động vật bò sát gọi là rồng có cánh đã chiếm giữ một không gian rộng lớn. Trong tưởng tượng của chúng ta, cơ thể của khủng long rất to lớn, cho dù là bò trên mặt đất cũng không dễ dàng, thì làm sao lại có thể bay lượn nhẹ nhàng trên không trung giống như chim được?
Các nhà sinh vật cổ học cho rằng, nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến rồng có cánh có thể bay được là chúng có cánh. Cánh của rồng có cánh do màng của da cấu thành, loại màng này gọi là màng bay. Màng bay do xương cánh tay, đốt ngón tay thứ tư vừa to vừa dài (đốt cánh) và xương cánh cùng chống đỡ, đốt trước vừa nhọn vừa nhỏ, nhìn từ góc độ thiết kế bay thì hình dáng này rất có lợi cho việc bay trên không.
Ngoài những điều đó ra, cấu tạo của xương ngực và khớp vai của rồng có lợi cho sức bám của cơ thịt, cơ thịt khoẻ làm cho chúng khi bay lượn có thể được chống dỡ mạnh mẽ. Theo tính toán, rồng có cánh loại lớn có thể bay lượn chậm rãi giống như chim quân hạm, rồng có cánh loại trung bình lại tương tự như chim hải âu, còn rồng có cánh loại nhỏ linh hoạt gần giống như các loài chim nhỏ. Do vậy có thể thấy rằng, rồng có cánh không chỉ lớn bé khác nhau, hình dáng đa dạng, mà còn cách thức bay lượn cũng có đặc điểm khác nhau.
Giải phẫu học còn cho thấy, bộ xương của rồng có cánh chống đỡ đôi cánh có trạng thái rỗng trong, bộ xương như vậy không chỉ có độ khoẻ, mà còn giảm bớt trọng lượng của cơ thể. Ngoài ra, có một số rồng có cánh toàn thân khoác bộ lông, có đủ điều kiện cách nhiệt, vì vậy, hầu như tất cả những người nghiên cứu về rồng có cánh đều cho rằng, rồng có cánh có thể là một loài động vật thân nhiệt ổn định.
Năm 1984, các nhà khoa học ở Mĩ và Anh lần lượt mô phỏng chế tạo một con rồng có cánh, và đã đưa nó bay lượn trên bầu trời một cách thành công, lần thử nghiệm này đã chứng minh rồng có cánh tuy thân hình to lớn, nhưng vẫn có thể bay lượn tự do trên không.
Các nhà khoa học căn cứ vào hoá thạch đã được khai quật, phát hiện ra, rồng có cánh cổ xưa nhất là rồng có răng hình chấn song, sinh sống vào giai đoạn cuối kỉ Tam điệp trong đại Trung sinh 200 triệu năm trước, chúng có đuôi dài. Đến thời kì giữa kỉ Jura, một loại rồng có cánh mới không có đuôi xuất hiện - đó là dực thủ long (rồng cánh bay). Hai loại rồng có cánh này cùng tồn tại đến giai đoạn cuối kỉ Jura, rồng có răng hình chấn song dần dần bị tuyệt chủng.
Kỉ Krêta tiếp theo đã trở thành thế giới của dực thủ long. Nhưng dực thủ long cũng chẳng tồn tại trên thế giới này được bao lâu, đến thời kì cuối kỉ Krêta (65 triệu năm trước), toàn bộ loại rồng có cánh đều biến mất, và để lại cho không gian rộng lớn những loại côn trùng và sau đó là loài chim xuất hiện