Vì sao các sao trên trời có ngôi sáng, ngôi tối?
Các sao trên trời có ngôi sáng, ngôi tối. Như ta đã biết bóng đèn điện 600 W sáng hơn bóng đèn 20 W, đó là vì sức phát ra ánh sáng của chúng khác nhau. Vậy có phải các ngôi sao sáng có năng lực phát ra ánh sáng mạnh hơn các ngôi sao tối không? Thực tế không hoàn toàn như thế. Quyết định độ sáng của một ngôi sao ngoài năng lực phát sáng của nó ra còn có một nguyên nhân khác đó là khoảng cách của nó đến ta xa hay gần. Nói chung sao cách ta càng gần thì nhìn thấy nó càng sáng.
Trên đây là nói đến độ nhìn thấy của sao, tức là độ sáng. Độ nhìn thấy của sao dùng cấp sao để biển thị. Những sao sáng nhất mà ta thấy được nói chung đều thuộc cấp 1, những sao tối nhất dùng mắt thường có thể thấy được xếp vào cấp 6. Các sao trên trời có thể là những hằng tinh có sức phát sáng rất mạnh, nhưng cũng có thể vì chúng quá gần ta nên mới sáng đến thế. Ngược lại có những ngôi sao tuy tối nhưng không nhất định là tối, mặc dù phải dùng kính viễn vọng mới quan sát được nhưng năng lực phát sáng của chúng vẫn rất mạnh, chẳng qua là vì chúng cách ta quá xa cho nên nhìn không sáng mà thôi.
Để so sánh năng lực phát sáng thực tế của các hành tinh, nên đặt chúng vào những cự ly cách ta đều nhau để so sánh. Điều đó giống như chạy thi, tất cả các vận động viên đều phải đồng thời chạy từ vạch xuất phát. Căn cứ quy định quốc tế, vạch xuất phát này của các hành tinh là khoảng cách 10 giây, tức là 32,62 năm ánh sáng. Quy định độ sáng của các hành tinh ở tiêu chuẩn cự ly này là độ sáng tuyệt đối, dùng cấp tuyệt đối để biểu thị.
Vận động viên có thể cùng xuất phát từ vạch xuất phát, nhưng đối với các hành tinh thì ta không thể đưa chúng về cùng một cự ly 10 giây được, cho nên cấp sao tuyệt đối đều do tính toán mà ra.
Độ sáng nhìn thấy của Mặt Trời là quán quân tuyệt đối. Một khi đặt nó vào cự ly 10 giây, tức 2,06 triệu lần xa hơn thì cấp sao tuyệt đối của nó là +4,8. Năm thiên thể dưới đây được sắp xếp theo thứ tự cấp sao nhìn thấy, nếu sắp xếp theo cấp sao tuyệt đối thì thứ tự của chúng đảo ngược lại: