Hai lần bàn học tưng hửng

Bàn Học biết thừa là cái bút ấy của một chú học viên bổ túc bỏ quên tối qua. Cô cậu nào thấy nó đẹp, nhận vơ là của mình thì… Bàn Học sẽ kêu thật to cho bẽ mặt. Sẽ biết tay nhau.

Để rồi xem! Bàn Học khoái chí chờ đợi. Sáng hôm sau, Bàn Học đứng lặng im nhìn cô bé Phương Lan xuýt xoa ca ngợi chiếc bút chì.

– Chà, cái màu cánh trả mới đẹp làm sao! Hàng chữ nhũ vàng óng ánh nổi bật lên. Lại còn cục tẩy đỏ tươi ở đầu nữa chứ. Bạn này chắc khéo tay lắm đấy, đường gọt tròn xoe. (Thế là Phương Lan lại có một việc tốt để ghi vào sổ của mình rồi). Không hề do dự, Phương Lan viết ngay một lá thư cho bạn học buổi chiều:

Bạn buổi chiều ơi! Tôi trả lại bạn chiếc bút bạn bỏ quên.

Chào bạn.

Phương Lan

Anh chàng Bàn Học tưng hửng khi ngó xem lá thư trên rồi tự động viên mình: “Biết đâu, buổi chiều, biết đâu…”

Thu Mai ở lớp 2C buổi chiều ngồi chỗ ấy nhận được lá thư và chiếc bút chì cánh trả.

Cô bé đắn đo suy nghĩ:

“Của ai bút chì này? Sao lại trả cho mình nhỉ? Ừ mà mình cũng có mất một chiếc bút chì thật, nhưng một bút chì khác cơ…”

Thu Mai mở hộp chì của mình ra. Có một chỗ trống. Bút chì cánh trả nằm vừa khít.

– Trúng ý rồi!

Bàn Học phấn khởi reo lên. Nhưng chợt thấy Thu Mai lại lấy bút ra. Bàn Học lặng im chờ đợi.

Tự nhiên Bàn Học thấy bút viết vào giấy, giấy hằn vào mặt mình từng chữ, từng chữ:

Bạn Phương Lan ơi! Tôi có mất bút chì thật, nhưng không phải chiếc bút chì này. Tôi trả lại bạn để bạn hỏi cắc bạn xung quanh xem!

Thu Mai

Thu Mai viết xong rồi nhưng vẫn chưa yên tâm. Hay là ta đến gặp Phương Lan…

Hôm sau.

Buổi sáng, lớp 2A vừa tan học, Thu Mai đã chạy ngay vào cạnh Bàn Học để gặp Phương Lan:

– Phương Lan ơi ! Không phải bút chì này của “người ta” đâu.

– Cũng chẳng phải của Phương Lan. Không biết của ai thế nhỉ?

– Phương Lan đã hỏi kĩ các bạn xung quanh chưa?

– Rồi!

– Thế à! Hay là… Người ta với đằng ấy đưa nộp cho cô giáo đi.

–  Ừ, phải đấy!

Anh chàng Bàn Học lần nữa lại tưng hửng với dụng ý không lấy gì làm đẹp đẽ của mình. Đôi mắt như tròn hơn, sâu hơn ngoái nhìn theo. Thu Mai và Phương Lan nắm chặt tay nhau, ở giữa là cái bút chì xanh màu cánh trả. Hai cô bé dẫn nhau lên văn phòng gặp cô giáo. Bước chân của họ xa dần. Anh chàng Bàn Học cứ đứng trơ nhìn theo.

 

Ý nghĩa

Việc làm tốt của hai bạn Phương Lan và Thu Mai đã làm cho anh chàng Bàn Học tưng hửng. Bàn Học đâu biết rằng, dẫu hai bạn rất thích cái bút chì xinh xắn do người khác bỏ quên nhưng người học sinh thật thà, tôi bụng không thể nhận nó mà phải tìm cách trả lại cho người mất.

Bác sĩ chim

Những con chim nhỏ quyết định mở một bệnh viện chữa bệnh từ thiện cho các con vật. Các bác sĩ chim mặc áo đồng phục trắng và chờ bệnh nhân đến. Cô Chim Chào Mào được giao nhiệm vụ tiếp bệnh nhân.

Mèo Vàng thi hát

Cứ đến kỳ ông trăng trở lại trên bầu trời, như chiếc đĩa bằng bạc xinh xẻo, tỏa ánh sáng mát dịu trên làng mạc, cây cỏ, thì các con vật trong làng lại rủ nhau ra gốc đa thi hát.

Mèo Vàng vào thành phố

Trong vương quốc động vật, Sư tử Haker là Quốc vương. Một hôm, Quốc vương mở một cuộc họp khẩn cấp...

Đôi bàn tay vàng

Tôn Thất Tùng sinh năm 1912 trong một gia đình thuộc hoàng tộc. Là một thanh niên đẹp trai và thông minh, được nhiều gia đình quý tộc săn đón, nhưng anh chỉ chuyên tâm học hành.

Bố của Xi-mông

Chuông báo trưa vừa dứt. Cửa trường mở, và bọn trẻ con chen lấn nhau ùa ra cho nhanh. Nhưng chúng không mau tản mát về nhà ăn trưa như mọi ngày mà còn dừng lại, cách đó vài bước, tụ tập thành nhóm, thì thào to nhỏ.

Trần Nguyên Thái, cô gái đoạt 5 Huy chương Vàng

Trần Nguyên Thái sinh ra xinh xắn như nhiều bé gái khác. Năm 1966, tai hoạ giáng xuống khi cô bé mới 2 tuổi. Mẹ đi làm đêm, chị gái 11 tuổi trông em làm đổ đèn dầu.

Em có xinh không?

Voi em thích mọc đẹp và thích được khen xinh. Ở nhà, voi em luôn hỏi anh: Em có xinh không?

Chiếc Lá Non

Buổi sáng cuối xuân, ánh nắng tơ hồng óng ánh trải xuống khắp khu vườn. Những cô Ong áo chẽn vàng đang mải miết lấy phấn hoa. Các cô vừa làm vừa hát...

Nhân cách quý hơn tiền bạc

Mạc Đĩnh Chi (1272 -1346) quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thi đỗ Trạng nguyên năm 1304. Mạc Đĩnh Chi làm quan trải qua ba triều nhà Trần. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén.