Trăng nay chớ có xem thường

Lê Thánh Tông (1441 – 1497) là một vị vua có nhiều công lao phát triển kinh tế, văn hoá, mở mang đất nước. Nhà vua lập ra Hội Tao đàn để khuyến khích sáng tác thơ văn bằng tiếng Việt. Năm ấy, vua cho họp hội thơ của mình đúng vào đêm Trung thu. Hai mươi tám thi sĩ tài hoa đều có mặt để hóng mát, vịnh trăng. Nhưng không may đêm đó mây mờ che lấp vầng trăng. Cả hội thơ đều lúng túng, vì định làm thơ vịnh trăng mà lại không có trăng.

Khi ấy, có anh lính cấm binh đứng hầu trước điện là Nguyễn Toàn An, người Đường An, Hải Dương, nghe mọi người bàn chuyện làm thơ, cũng làm chơi một bài.

Trong khi các thi sĩ chưa làm xong, Toàn An đã nhờ người dâng thơ của mình lên vua. Mọi người đều cười giễu anh lính gác. Riêng vua Lê Thánh Tông nói:

– Thì ra đất nước thái bình, việc học được khuyến khích nên người lính thường của ta cũng là khách làng thơ. Nào, cho đọc lên cùng nghe.

Bài thơ có hai câu kết rất hay, vừa hợp cảnh đêm Trung thu trăng mờ, vừa ngụ ý sâu xa về tương lai của người lính nọ:

Trăng nay chớ có xem thường

Thu sau trăng sáng như gương giữa trời.

Vua khen thơ, tạo điều kiện cho Toàn An học hành. Quả nhiên, đến khoa thi Tân Sửu (năm 1481), Toàn An đỗ thám hoa.

Chú Đỗ con

Một chú Đỗ con ngủ khì trong cái chum khô ráo và tối om suốt một năm. Một hôm tỉnh dậy chú thấy mình nằm giữa những hạt đất li ti xôm xốp. Chợt có tiếng lộp độp bên ngoài.

Cuộc họp trong cặp sách

Bé phải mất cả buổi sáng để tranh luận với anh Huy về chuyện đồ vật có biết nói hay không? Anh Huy chỉ quen nghe bằng tai thôi. Anh quả quyết rằng nếu các đồ vật xung quanh ta biết chuyện trò thì anh sẽ ngay lập tức lên tận sao Hoả.

Văn hay chữ tốt

Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

Người gác rừng tí hon

Ba em làm nghề gác rừng. Tình yêu rừng của ba đã sớm truyền sang em. Sáng hôm ấy, ba về thăm bà nội ốm. Chiều đến, em đi loanh quanh theo lối ba vẫn đi tuần rừng.

Con vẹt nghèo

HẰNG NĂM, MỖI KHI MÙA XUÂN VỀ, các giống chim và thú vật lại rủ nhau tới rừng mở hội. Nào Voi, Gấu, Hổ, Lợn Lòi... trổ tài thi khoẻ. Nào Khỉ, Vượn, Sóc... đua nhau leo trèo. Còn các giống chim khác thì thi giọng hát.

Cá Mập và Cá Kiếm

Một hôm, Cá Kiếm mẹ đưa con đến một khe đá, bảo cá con ở yên một chỗ để cá mẹ đi kiếm ăn. Một lát sau, một con Cá Mập đến cửa khe đá, khóc lóc nói với cá con...

Người viết sử và quan tề tướng

Ngày xưa ở bên Trung Quốc, vua nước Tấn là Tấn Linh Công định giết tề tướng Triệu Thuẫn. Thuẫn hay tin định trốn ra nước ngoài thì người cháu là Triệu Xuyên khuyên đừng đi vội, hãy tạm lánh ra ngoại thành.

Quà tặng chú hề

Mẹ đưa Trang đi xem xiếc. Trang rất thích tiết mục “Quả bóng kì lạ” của chú hề. Quả bóng kì lạ thật! Nó mỏng manh thế mà kéo chú hề chạy theo, xiêu vẹo cả người. Có lúc chú phải nhảy người lên ấn quả bóng xuống mà không nổi.

Ba chú heo con

Ngày xưa có một bà mẹ heo sinh được ba chú heo con. Ba chú heo hay ăn nên lớn rất nhanh, khi thấy những đứa con của mình cũng đã lớn...