Vai diễn cuối cùng

Có một diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hè năm ấy, ông về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em của ông là giáo viên trường làng.

Mỗi buổi chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây, chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua thung lũng. Chú bé vụt đứng dậy, háo hức đưa tay vẫy, chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại. Nhưng hành khách mệt mỏi vì ngồi suốt một ngày trên đường, chẳng ai để ý vẫy lại chú bé không quen biết ấy.

Hôm sau, rồi hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy chú bé ra vẫy và vẫn không một hành khách nào giơ tay vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của chứ bé, tim người diễn viên già như thắt lại.

Hôm sau, người diễn viên già giở chiếc va li hoá trang của ông ra. Ông dán lên mép một bộ râu giả, đeo kính, mặc một chiếc áo vét-tông cũ, rồi chống gậy ra đi. Ông đi nhờ một chuyến xe ngựa và lên tàu, đi ngược lên ga trên. Ngồi sát cửa sổ toa tàu ông thầm nghĩ: “Đây là vai kịch cuối cùng của mình, một vai phụ như nhiều lần nhà hát đã phân cho mình – một hành khách giữa bao hành khách đi tàu.”

Qua cái thung lũng có chú bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra cười, đưa tay vẫy lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quýt, nhẩy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi.

Con tàu đi xa dần, người diễn viên già trào nước mắt. Ông thấy cảm động hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai diễn cuối cùng của ông, một vai phụ, một vai không có lời, một vai không đáng kể nhưng ông đã làm cho một chú bé vui sướng, ông đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú bé sẽ không mất lòng tin ở cuộc đời.

Ra đi từ bến Nhà Rồng

Mười lăm tuổi, cậu thiếu niên Nguyễn Tất Thành đã sớm biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của nhân dân. Lúc bấy giờ, anh đã có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào.

Có những mùa đông

Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy bác còn trẻ. Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống.

Bông lúa mì

Ngày xưa có hai chú chuột tên là Crúc và Véc sống chung với một chú Gà Trống. Một hôm Gà Trống quét sân thấy một bông lúa mì rơi trên mặt đất...

Ba cô gái

Ngày xưa, có một người đàn bà nghèo sinh được ba cô con gái. Bà rất yêu thương các con, bà lo cho các con từng li từng tí. Nhà nghèo, bà phải làm lụng vất vả để nuôi các con nhưng bà không hề phàn nàn...

Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

An-đrây-ca lên 9, sống với mẹ và ông. Ông em 96 tuổi rồi nên rất yếu. Một buổi chiều, ông nói với mẹ An-đrây-ca: "Bố khó thở lắm!..." Mẹ liền bảo An-đrây-ca đi mua thuốc.

Bác Thầu Chín và em bé Việt kiều

Hồi đất nước ta còn sống dưới ách nô lệ của thực dân Pháp, có thời kỳ Bác Hồ phải hoạt động cách mạng bí mật ở bên Thái Lan. Bác tổ chức phong trào yêu nước trong đông đảo đồng bào ta do giặc Pháp sang làm ăn bên đó đã lâu đời.

Bé và chim chích bông

Buổi sáng, Bé dậy sớm, ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy. Rét ghê. Thế mà Bé vùng dậy, chui ra được khỏi cái chăn ấm. Bé ngồi học bài.

Chị em tôi

Từ đó, tôi không bao giờ dám nói dối ba đi chơi nữa. Thỉnh thoảng, hai chị em lại cười phá lên khi nhắc lại chuyện nó rủ bạn vào rạp chiếu bóng chọc tức tôi, làm cho tôi tỉnh ngộ.

Giai thoại về bản xô-nát Ánh trăng

Gần 200 năm trước đây, nằm bên bờ sông Ranh, miền tây nước Đức, có một thị trấn bé nhỏ và nghèo nàn. Đó là thành phố Bon ngày nay, quê hương của nhà soạn nhạc vĩ đại Bét-tô-ven.