Làm thế nào sắp xếp công nhân bảo dưỡng sửa chữa hợp lí nhất?
Trên đây chúng ta đã nghiên cứu vấn đề bố trí số công nhân bảo dưỡng, sửa chữa cho một nhà máy, bây giờ chúng ta nghiên cứu cách sắp xếp để cho các công nhân bảo dưỡng, sửa chữa làm việc hợp lí nhất, để các công nhân sửa chữa làm việc với hiệu suất cao nhất.
Giả sử nhà máy có hai phân xưởng A và B, mỗi phân xưởng có 100 cỗ máy làm việc. Các sự cố kĩ thuật và tổn thất có thể xảy ra ở mỗi phân xưởng cũng giống như ở ví dụ trước. Dựa vào kết quả tính toán ở mục trước, mỗi phân xưởng cần bố trí ba công nhân chuyên bảo dưỡng, sửa chữa máy móc để nhà máy ít tổn thất khi xảy ra sự cố kĩ thuật. Bây giờ tổn thất trung bình của hai phân xưởng sẽ là:
Một cách sắp xếp khác để sáu công nhân cùng phục vụ chung cho cả 200 cỗ máy trong việc sửa chữa, bảo dưỡng. Trước hết chúng ta thử tính toán các sự cố kĩ thuật có thể xảy ra cho cả 200 cỗ máy cũng như những tổn thất do các sự cỗ kĩ thuật đó gây ra. Khả năng không xảy ra sự cố ở cả hai phân xưởng sẽ là:
Nghĩa là có khả năng có một sự cố xảy ra ở một trong hai phân xưởng A hoặc B, cũng có khả năng cả hai phân xưởng có một sự cố kĩ thuật và vì vậy có khả năng là:
Nghĩa là có khả năng 21% sự cố xảy ra trong hai sự cố kĩ thuật ở hai cỗ máy hoặc tại phân xưởng A hoặc tại phân xưởng B hoặc ở mỗi phân xưởng có xảy ra một sự cố kĩ thuật và tổng các sự cố kĩ thuật sẽ là:
Bằng cách tính tương tự chúng ta có thể tìm thấy khả năng của các tình huống khác. Các kết quả tính được dẫn ra ở bảng sau:
Nếu cả sáu công nhân cùng làm việc chung thì tổn thất bình quân sẽ là:
1000 x (1 x 0,32% + 2 x 0,12% + 3 x 0,04% + 4 x 0,01%) = 7,2đ
Hiển nhiên trong phương án sắp xếp như phương án hai tổn thất của nhà máy là thấp nhất.
Dùng phương án đã trình bày ở mục trước ta có thể sử dụng phương án hai khi bố trí từ 5 công nhân sửa chữa, nhà máy sẽ chịu tổn thất trung bình và tiền lương công nhân là ít nhất:
A5 = 35 x 5 + 1000 x (1 x 0,78% + 2 x 0,32%+...+ 5 x 0,01%) = 194,9đ
Bấy giờ tổn thất trung bình sẽ là
1000 x (1 x 0,78% + 2 x 0,32% +...+ 5 x 0,01%) = 19,9đ.
Từ kết quả tính toán trên đây cho thấy khi dùng phương án hai không chỉ tiết kiệm được tiền lương chi trả cho công nhân mà còn có thể giảm bớt các tổn thất do sự cố kĩ thuật đưa lại (từ 80 đ còn 19,9 đ) nên nâng cao được hiệu suất công tác.