Tại sao cây liễu có khi sống giả, cây táo có khi chết giả?
Cây liễu có tốc độ sinh trưởng nhanh, tính thích ứng khỏe, vừa chịu được khô lại vừa chịu được ẩm, còn có thể sinh trưởng ở nơi đất kiềm muối nhạt, và có tác dụng tránh gió giữ cát, bảo vệ bờ, ngăn sóng, vì vậy trước sau nhà thường hay trồng loại cây này.
Do hạt giống của cây liễu rất nhỏ, lại không dễ thu lượm, tích trữ cho nên thường trồng bằng cách chiết cành hay trực tiếp giâm cành xuống đất. Sau khi giâm cành xong, không lâu sau trên cành sẽ nảy mầm, những chiếc mầm nhỏ non này dần dần nở ra thành lá, những cành được giâm đó trở thành một cây nhỏ. Nhưng có một số cành sau khi giâm, mặc dù đâm chồi nảy lộc nhưng cuối cùng cả cành đều bị chết, đó cũng chính là cây liễu giả sống.
Tại sao cành liễu lại có hiện tượng này? Chúng ta có thể nhổ cành cây liễu đã chết và cành liễu chưa chết lên khỏi mặt đất, thì có thể nhìn thấy sự khác nhau: cành cây sống sinh ra nhiều rễ mới, còn cành cây đã chết vẫn là một cái cọc trọc. Những cành cây không ra rễ không lấy được nước và chất dinh dưỡng trong đất, tự nhiên mà chết.
Vậy cây liễu tại sao lại có thể sống giả? Mọi người đều biết sức sống của cây liễu rất mãnh liệt, các bộ phận ở cây liễu sống đều dự trữ lượng nước và chất dinh dưỡng nhất định, trong thời gian ngắn chúng có thể đáp ứng đủ nhu cầu sinh trưởng và phát dục của cây, đó chính là nguyên nhân mà cành cây liễu bị bẻ sẽ không chết ngay. Đồng thời cây liễu này nảy mầm rất sớm, cành của nó vào mùa xuân sử dụng hết mức chất dinh dưỡng để nảy mầm ra lá.
Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến việc cành liễu không mọc rễ là lớp vỏ của đất khá khô cằn, khi giâm cành liễu nhỏ yếu xuống đất lại cắm hơi nông, cũng có nguyên nhân nữa do miệng cắt đầu dưới của cành vỡ ra.
Ngược lại với cây liễu, cây táo sau khi trồng thường xuyên xuất hiện hiện tượng giả chết. Có một số cây táo sau khi trồng, vào mùa xuân năm đó không nảy mầm, cành cây khô như đã chết, nếu bóc lớp thân chính của cây táo có cành khô này thì thấy giữa chất gỗ ẩm, chưa chết. Điều này chủ yếu là do cây có quá nhiều rễ bị hỏng hoặc bản thân cây cũng có ít rễ, không thể hấp thụ đủ chất dinh dưỡng và nước từ trong đất, chỉ hấp thụ được một ít nước và chất dinh dưỡng, trước tiên cung cấp cho nhu cầu làm lành miệng vết thương của bộ rễ, không còn sức để cung cấp cho nhu cầu của bộ phận trên đất nảy mầm, sau một năm phục hồi, đợi sau khi rễ mới mọc ra thì cây táo “chết” này mới có thể nảy mầm ra cành. Người trồng cây có một câu nói: “năm liễu ra không sống, thì thường cây táo năm đó không coi là chết” theo kinh nghiệm của nhà nông, thời kì cây táo mới còn non là thời kì trồng cây tốt nhất, như vậy có thể tránh hiện tượng không nảy mầm. Những nơi nhiệt độ ấm áp cũng có thể trồng sau khi lá rụng.