Tại sao có một số cây có thể chiết cây?
Có một số thực vật có thể giâm cành để sống, đó là một sự gợi ý đạt được trạng thái sinh tồn của thực vật tự nhiên. Cũng giống như vậy, có một số thực vật có thể ghép cành để sống, cũng là một sự gợi ý thông qua quan sát thu được trong trạng thái sinh tồn của thực vật tự nhiên.
Trong khu rừng rậm rạp, cây cối hoa cỏ hằng ngày được những cơn gió hiu hiu thổi, những cành lá rung rinh vẫy trước gió, trong rừng tình hình sinh trưởng khá dày, cành cây thường va vào nhau, cọ sát vào nhau, có khi phát hiện có hai cây hoặc hai cành hoa dựa sát vào nhau hợp thành một, mà chúng vẫn tiếp tục sinh trưởng.
Con người qua sự quan sát tỉ mỉ, đã phát hiện: hiện tượng hai cây hợp một như vậy không chỉ có lớp biểu bì liền với nhau, mà tầng hình thành của hai cây cũng liền với nhau. Bởi vì trong các tổ chức tầng hình thành có các tế bào có khả năng phân chia rất mạnh, những tế bào này trong điều kiện môi trường thích hợp về gió, ánh sáng, sẽ nhanh chóng phân chia sinh sôi, giữa các tế bào có thể liên kết, tiếp xúc với nhau, và tiếp tục phân hoá thành tổ chức vận chuyển. Khi tổ chức vận chuyển của hai cây này tiếp nối với nhau, chúng liền hai hợp thành một. Lúc này cho dù cắt đứt phần dưới chỗ tiếp nối của một cây, thì đoạn đã tiếp nối vẫn có thể tiếp tục nhờ chất dinh dưỡng đã lấy được từ rễ của cây kia mà sinh trưởng phát dục, đồng thời có thể vận chuyển chất dinh dưỡng do lá quang hợp tạo ra đến thân và rễ của cây kia, trở thành trạng thái dựa dẫm vào nhau mà tồn tại.
Ngoài biện pháp nhờ ghép của thiên nhiên ra, cùng với thực tiễn, con người đã phát minh ra rất nhiều phương pháp cắt chiết, bổ chiết, phương pháp chiết lưỡi, chiết vỏ, chiết mầm, chiết rễ...
Chiết cây có thể sống được không? Mấu chốt ở chỗ cây được ghép cành và cành chiết có lực tác dụng lẫn nhau hay không? Nói chung, mối liên kết huyết thống càng gần thì lực tác dụng lẫn nhau càng mạnh, càng dễ sống. Ví dụ, tiến hành chiết cây cùng một chủng loại cây, dễ sống hơn, ngoài ra, còn cần chú ý thời tiết khi chiết cây, nếu là loại cây rụng lá muốn tiến hành chiết cây, vào mùa xuân trước khi cành nảy mầm là thích hợp nhất. Cây xanh quanh năm thời kì sinh trưởng dồi dào, sau khi ra mầm là thích hợp nhất. Bởi vì lúc đó các tế bào phân li nhiều lần, chỉ cần tầng hình thành của cây chiết và cây được chiết khít nhau, chỗ ghép nhẵn, tiếp xúc chặt và chỗ cành chiết được bao bọc tốt, tránh nước mưa xâm nhập, tăng cường chăm sóc, tỉ lệ sống được khá cao.
Chiết cây có rất nhiều ưu điểm, ví dụ như trồng cây ăn quả muốn giữ được sản phẩm giống tốt, kết quả sớm, tăng sức đề kháng bệnh côn trùng, tăng sức chịu ẩm, chịu úng, chịu rét... thường sử dụng phương pháp sinh sôi bằng chiết cây. Ngày nay, phương pháp chiết cây đã trở thành một biện pháp phổ biến nhất đối với cây ăn quả. Những loại cây khác như rau xanh, hoa cảnh đều có thể sử dụng phương pháp chiết cây, tăng sản lượng, giữ được chất lượng giống tốt và có sức đề kháng với môi trường xấu.