Tại sao một số thực vật lại có khả năng tự bảo vệ mình?
Khi chúng ta đi dã ngoại, khảo sát, thường có một cảm giác rơi vào những chiếc bẫy gai của thực vật. Ở khu núi phía Bắc, điều phiền phức nhất là gai của cây táo chua làm con người rất ghét. Gai của cây táo chua dài là để tự bảo vệ mình, tránh bị sự xâm hại của động vật. Nói một cách rộng hơn, phàm những thực vật có gai thì thường có “mục đích” cả. Ví dụ nói đến cây tiên nhân chưởng và cây tiên nhân cầu chúng vốn sinh sống ở trong vùng sa mạc, do khô hạn lá đã thoái hóa, trong cơ thể tích trữ lượng nước lớn, mặt ngoài mọc rất nhiều gai cứng. Nếu không có gai, động vật trên sa mạc khi khát sẽ ăn cây tiên nhân chưởng. Loại thực vật có gai dài nói trên hoàn toàn là một cách phòng thân có mang vũ khí.
Có một số thực vật thân thảo cũng có mọc gai, gai của chúng vốn không cứng, không thể so với cây táo chua, nhưng gai của chúng lại có một đặc điểm rất độc đáo là gai rỗng trong, bên trong chứa một dịch độc nếu người hay thú chạm phải, gai liền tự động gãy, chảy ra chất dịch độc chui vào da, làm cho da bị mẩn đỏ hoặc dị ứng ngứa. Vì vậy, động vật hoang dã đều không dám xâm phạm chúng. Loại điển hình nhất trong loài cỏ là cỏ bò cạp, thuộc họ cây gai, chúng thường sinh sống ở những nơi tương đối ẩm ướt và râm mát, thường thấy trong khe núi hoặc trong rừng.
Khi ta lấy tiêu bản thực vật, thường thấy một loại thực vật thân thảo cực giống hoa thạch trúc. Nhưng nó không giống hoa thạch trúc ở điểm: mép trên cánh có những vết hằn nhỏ sâu và nhỏ hơn hoa thạch trúc, thân thực vật cũng nhỏ hơn thạch trúc, lá đối xứng hẹp hơn lá thạch trúc. Nhưng bạn dùng tay nhổ nó sẽ cảm thấy thân nó dinh dính. Hóa ra, bề mặt giữa các mấu cây tiết ra dịch dính, giống như bôi hồ. Thực vật này gọi là cù mai. Thân có tính dính của nó có thể phòng côn trùng theo thân leo lên gây hại đến lá và hoa ở trên. Khi côn trùng leo lên, bị chất dính này dính vào không động đậy được, không ít côn trùng vì thế mà chết.
Lá của một số thực vật là lá đối xứng, nhưng phần cơ lá lại nở rộng kết với nhau, nhìn bên ngoài, thân trông giống như xuyên qua hai chiếc lá nối với nhau, chỗ nối hai lá còn lõm xuống, khi trời mưa, bên trong cơ thể trữ lại một ít nước. Nước này cũng có tác dụng, nếu côn trùng có hại leo lên thân, gặp phải “biển nước” này không thể vượt qua và từ đó giúp cây bảo vệ cho hoa và lá của mình. Cây này gọi là cây tục đoạn (một vị thuốc Đông y).
Còn có rất nhiều thực vật có độc, nó không chỉ độc với con người mà cả với động vật. Có loài độc tính rất mạnh, ví dụ như lá non loài ô dầu, rau lê, nếu trâu bò ăn phải những chiếc lá này, lập tức trúng độc chết. Thú vị là trâu bò dường như cũng biết những chiếc lá này có độc nên tránh không ăn. Thực vật có độc đa số chứa chất kiềm sinh vật, có mùi vị thơm ngon, đây cũng là một trong những phương pháp trong quá trình tự bảo vệ mình của giới thực vật. Cây ngân hạnh, long não rất ít khi thấy có côn trùng gây hại, vì thực vật này có chứa thành phần hóa học chống côn trùng gây hại. Bản thân long não của cây long não này chính là một loại thuốc quí tuyệt diệu trị côn trùng.
Thực vật chống lại sự gây hại của côn trùng đa phần là trạng thái tĩnh. Cỏ bắt ruồi trong thực vật ăn côn trùng mặc dù sử dụng lá khép lại bắt côn trùng, nhưng mục đích là lấy côn trùng làm thức ăn, tăng dinh dưỡng. Một số tờ báo trên thế giới có đăng cả thực vật ăn thịt người, đó là những lời đồn đại không đáng tin. Căn cứ vào những ghi chép lịch sử về cấu tạo, chức năng của cơ quan và cả toàn bộ chủng loại thực vật. Thực vật ăn thịt người là không thể có được.