Vì sao Nhật Bản và quần đảo Hawai đặc biệt nhiều núi lửa?
Thái Bình Dương rộng lớn, chiếm 1/3 diện tích Trái Đất, Dưới đáy Thái Bình Dương có nhiều vùng lõm sâu trên 8.000 m. Chỗ rãnh biển sâu nhất đạt đến 11.034 m. Ở đó vỏ Trái Đất rất mỏng, rất nhiều chỗ không đến 10 km, còn các lục địa chung quanh nó dày khoảng 35 km. Đặc điểm kết cấu của vỏ Trái Đất như vậy khiến cho Thái Bình Dương trở thành vùng tập trung núi lửa.
Nhật Bản nằm vào vùng biên Thái Bình Dương. Nó với quần đảo Aliushen, Thiên đảo, quần đảo Philippin cũng như bờ biển Tây châu Mỹ kết thành một vòng cung làm thành một vùng núi lửa nổi tiếng ở Thái Bình Dương. Trong vành đai này có hơn 200 núi lửa sống, đó là vùng núi lửa hoạt động nhiều nhất và mạnh nhất trên Trái Đất. Trong thực tế trên những đảo này thường là những mạch núi nổi trên mặt biển, dưới chân núi có rất nhiều rãnh biển sâu. Ở đó độ dày và mỏng của vỏ Trái Đất chênh lệch nhau rõ rệt, đồng thời còn tồn tại nhiều vết nứt lớn. Cho nên phún thạch dễ phun ra từ các vết nứt, tạo nên núi lửa đợt này nối tiếp đợt khác.
Quần đảo Hawai là trung tâm Thái Bình Dương, cũng là vùng vỏ Trái Đất ở đáy biển không ổn định. Ở đáy biển sâu từ 4.000 - 5.000 m, vì đó là quần đảo do núi lửa hoạt động lâu ngày tạo nên, đảo Hawai lớn nhất trong quần đảo, gồm năm ngọn núi lửa hợp thành. Phún thạch ở đó độ đặc nhỏ nên miệng núi lửa thường thông thương. Tuy núi lửa hoạt động không mãnh liệt, nhưng lại hoạt động luôn. Trên quần đảo này núi lửa hoạt động liên tục nhưng ít có những vụ nổ lớn. Phún thạch phun ra chảy thành những bãi quang cảnh tự nhiên rất đẹp. Có những núi lửa miệng núi thành hồ nóng chảy.