Vì sao phải cảnh giác với ngộ độc thiếc?
Thiếc là kim loại được dùng rất rộng rãi. Mặt trong đồ hộp thực phẩm có thiếc. Cùng với sự sản xuất ngày càng tăng của thực phẩm đồ hộp thì các đồ hộp vỏ tôn mặt trong được mạ thiếc là chất độc ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng khi cơ thể hấp thụ một lượng thiếc nhiều có thể bị ngộ độc thiếc.
Thực phẩm đồ hộp có thể gây ngộ độc thiếc, đó là vì kim loại thiếc đã có những biến đổi hóa học trong thực phẩm, sau đó thâm nhập vào cơ thể phát sinh sự biến đổi lần thứ hai. Theo nghiên cứu phát hiện: thực phẩm trong đồ hộp hòa tan những nhân của thiếc đã bị hoen gỉ, thành chất axit hữu cơ như axit hiđropalmatic, oxit và các ion có gốc axit nitric. Thiếc hòa tan sẽ cùng với nhiều loại prôtein để hình thành các chất phức hợp, hoặc cùng với các chất phenol trong hoa quả hình thành các hợp chất kim loại khó hòa tan. Do đó, những chất này trong quá trình tiêu hóa của cơ thể không dễ bị phân hủy để bài tiết ra ngoài mà lưu lại trong cơ thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Theo điều tra, trong quá trình sản xuất thiếc chỉ cần công nhân hít phải thiếc thì thiếc sẽ lưu lại trong phổi. Do đó những công nhân đúc hợp kim, luyện thiếc và xử lí các hợp chất có bột thiếc thường xuất hiện các chứng bệnh như thiếc trong phổi, gây hô hấp khó khăn.
Từ đó có thể thấy trong cuộc sống thường ngày ăn nhiều thực phẩm đồ hộp không có lợi cho sức khỏe. Những người làm nghề có liên quan với thiếc nên tăng cường các biện pháp phòng hộ, dùng các thiết bị thông gió, khi có điều kiện nên dùng những kĩ thuật thao tác tự động khống chế ở cự li xa để đề phòng bột khuếch tán. Đặc biệt là nên chú ý ở những chỗ làm việc có ô nhiễm bụi thiếc không nên ăn uống để tránh hấp thụ bụi thiếc gây hại cho sức khỏe.
Từ khoá: Thiếc; Ngộ độc thiếc.