Tại sao cây trong chậu cảnh lại già và có nhiều tư thế?
Bước vào vườn chậu cây cảnh của vườn thực vật Thượng Hải bạn có thể thấy những cây già trong chậu cảnh đã sống mấy chục năm, thậm chí là mấy trăm năm, sao lại có sinh khí bừng bừng như vậy, cành khoẻ, lá xanh, nhiều tư thế đẹp mắt. Tại sao những cây nhỏ chưa cao đến 1 mét này lại có tuổi lớn như vậy?
Thì ra những cây trong chậu cảnh là một loại cây không phải sinh trưởng từ nhỏ trong chậu cảnh, đa số tổ tiên của chúng là sinh trưởng ở vùng núi cao hoang dã, hoặc do con người chặt phá, hoặc do già, ruột rỗng, phẩn than của phẩn trên cây bị chặt đổ hoặc mục nát mà không tồn tại được, nhưng mẩm ngủ yên lâu dài trên phẩn gốc của cành và phẩn dưới đất vẫn còn sống, những người làm vườn liền lợi dụng đặc tính này, đưa những cây không có phong thái đó kết hợp với phẩn dưới, khôi phục lại và sửa cắt toàn bộ cành, dùng đất tốt để nuôi dưỡng cho thích hợp và tiến hành nuôi dưỡng tỉ mỉ. Như vậy, những mẩm đã ngủ lâu giờ lại khôi phục sức sống, dẩn dẩn đâm chồi trên cành và ra lá. Sau đó, dùng phương pháp nhân tạo để uốn vòng hoặc uốn cong những cành non mới ra thành các tư thế tuyệt đẹp, rồi lại chuyển vào trong chậu cảnh, hình thành nên chậu cảnh có trăm nghìn tư thế, già dặn, cứng cáp đẩy sức sống.
Mọi loài thực vật từ nhỏ đã được trồng ở trong chậu, người ta thường gò cành, cắt tỉa đều kìm chế sự phát triển của nó, để nó có kiểu dáng đẹp. Từ hình dáng của cây mà nói, có những cây trồng lâu ngày trong chậu quả thực là rất nhỏ, nhưng xét về hình thế rắn rỏi của chúng, có thể dễ dàng thấy rằng tuổi của chúng không nhỏ, thông thường ít nhất cũng sống được vài năm, vài chục năm, thậm chí vài trăm năm. Đây là truyền thống của Trung Quốc về nghệ thuật làm vườn và kỹ thuật chăm sóc để khống chế sự phát triển của cây trong chậu.
Có một số cây hoa mai được trồng lâu năm trong chậu, hình thành nên những cành cây rắn rỏi, ra hoa hàng năm, nhưng không cho chúng phát triển thành cây to, trong nghệ thuật trồng vườn được gọi là “Thân mai”. Dùng thân mai làm cây cảnh, còn một nghệ thuật khác nữa là cắt dọc thân mai ra làm hai nửa, đem một nửa đi trồng trong chậu, nó vẫn có thể ra hoa hàng năm như thường, có vẻ đẹp rất riêng, trong nghệ thuật làm vườn gọi là “Bổ mai”. Có thể không ít người hỏi: Cây đã bổ đôi làm sao lại vẫn có thể sống và ra hoa? Đó là do nguyên nhân gì?
Thực ra, ống libe vận chuyển chất dinh dưỡng trong phẩn dây chằng, ống dẫn trong phẩn chất gỗ vận chuyển chất dinh dưỡng, nếu cắt sạch phẩn vỏ của cây, sự vận chuyển chất dinh dưỡng ngừng lại, cây sẽ chết. Nhưng nếu cắt dọc cây làm hai nửa, thì mỗi nửa đều có đẩy đủ các bộ phận rễ, thân, cành, lá. Như vậy thì chất dinh dưỡng mà lá ở mỗi nửa thân cây tạo ra vẫn có thể được vận chuyển xuống dưới bằng hệ thống mao mạch trong phẩn dây chằng, còn nước và muối vô cơ cũng thông qua các ống dẫn ở phẩn thân gỗ vận chuyển lên trên, do vậy nên mỗi nửa cây đều có thể tự sống, ra hoa và sinh trưởng bình thường.
Trong các loài cây cối hoa cỏ, không chỉ thân mai có thể cắt làm hai, mà cây tử vi, lựu và nhiều loài khác cũng có thể cắt làm hai nửa, vẫn sống bình thường. Dựa vào nguyên lý này, chúng ta có thể tạo ra nhiều cây cảnh lạ mắt với nhiều hình dáng độc đáo từ các loại cây cối hoa cỏ khác nữa.