Tại sao khi ta rót bia vào cốc lại có nhiều bọt trên bề mặt?

Khi rót bia vào cốc, bạn sẽ thấy có rất nhiều bọt khí từ đáy cốc sủi lên trên. Mọi người thường cho rằng, những bọt khí này vốn đã có sẵn trong bia. Nhưng, trên thực tế, khí carbonic khi hòa tan vào trong bia không tồn tại dưới dạng bọt khí.

Vậy thì tại sao khí carbonic lại có thể biến thành bọt khí? Thì ra, các bọt khí này được sinh ra từ thành cốc hay đáy cốc. Ở đáy cốc hay trên bề thành cốc có nhiều chỗ khuyết hay các huyệt khí nhỏ. Các huyệt khí này dung nạp không khí, do khí carbonic dễ dàng tan vào trong dung dịch bia, khi nó tách ra khỏi dung dịch nó sẽ nổi lên trên bề mặt, và khí carbonic được hòa tan này sẽ hình thành lên các bọt khí. Dưới tác dụng của lực nổi của chính bọt khí cũng như tác dụng của sức căng bề mặt, đồng thời khí carbonic lại nhẹ hơn bia, nên lực nổi của nó sẽ kéo bọt khí rời khỏi thành cốc. Nhưng, do sức căng tại mặt tiếp xúc giữa khí và bia làm cho bề mặt chất lỏng luôn trong trạng thái căng lên. Chính điều này làm cho khí carbonic không ngừng được đưa vào các bọt khí. Bọt khí sẽ lớn dần lên, lực nổi cũng theo đó mà lớn lên, cuối cùng nó chiến thắng được sức căng của bề mặt, bọt khí thoát khỏi thành cốc, thoát khỏi đáy cốc, nổi lên bề mặt chất lỏng, rồi phá vỡ bề mặt chất lỏng. Nguyên nhân của việc này là: Khi ở trong môi trường chất lỏng, lớp vỏ của bọt khí chịu tác dụng của trọng lực và tác dụng tương hỗ của sức căng bề mặt làm cho nó liên tục bị mỏng đi, đến khi các bọt khí ở xung quanh truyền đến một chấn động ngẫu nhiên, khiến vỏ bọt khí vốn mỏng bị phá vỡ.

Xem thêm