Tại sao thuyền buồm có nhiều kiểu cánh buồm như thế?

Tại sao thuyền buồm có nhiều kiểu cánh buồm như thế?

Bạn đã nhìn thấy thuyền buồm chưa? Trên thế giới có rất nhiều cuộc đua thuyền buồm nổi tiếng. Khi đua ta chỉ nhìn thấy hàng nghìn chiếc thuyền tranh nhau băng lên, trên cột buồm cao người ta kéo lên các kiểu buồm màu sắc khác nhau; dựa vào sức gió, đẩy thuyền vượt sóng tiến lên.

Chúng ta biết rằng, bản thân thuyền buồm không có động lực, mà lợi dụng sức gió thổi vào buồm làm cho thuyền chạy. Do đó, so với chiếc thuyền thì buồm thường lμm rất to, rất rộng, như vậy mới có thể lợi dụng sức gió.

Thực ra thì, cánh buồm có thể dựa theo chiều gió để thay đổi góc độ của nó. Khi chạy ngược chiều gió, người ta thường quay ngang thân thuyền, lúc nμy, buồm vμ thân thuyền hình thμnh một góc nhất định, một mặt của buồm có thể hứng no gió, còn mặt kia thì chịu áp lực tương đối nhỏ. Lợi dụng sự chênh lệch về áp lực đó, thuyền có thể tiến lên phía trước. Vì phương hướng tiến lên của thuyền có sự sai khác với phương hướng mà nơi thuyền cần đến, do đó, sau khi chạy được một đoạn, cần phải điều chỉnh lại phương hướng của buồm, để thay đổi hướng đi của thuyền, khiến cho thuyền chạy dích dắc theo hình chữ "Z".

Buồm dùng cho thuyền có nhiều loại khác nhau. Ngay từ thế kỷ XIV, các thuyền buồm chạy trên vùng biển Bắc Âu chủ yếu là buồm hình tứ giác. Loại buồm này có diện tích hứng gió lớn, nhưng khó thay đổi phương hướng của buồm, cần phải có nhiều thuỷ thủ mới thao tác được. Còn thuyền buồm chạy ở vùng Địa Trung Hải thì phần lớn là buồm hình tam giác, rất dễ điều chỉnh phương hướng, nhưng tốc độ chậm hơn. Về sau, người ta kết hợp hai loại buồm đó lắp lên thuyền buồm cỡ lớn, khiến cho chúng bổ sung cho nhau, tốc độ và thao tác đều rất ưu việt. Ngoài ra, trên thuyền buồm còn có nhiều cột buồm với chiều cao khác nhau, dùng để treo các cánh buồm có hình dạng khác nhau và bố trí theo trình tự khác nhau.

Tốc độ của thuyền buồm thường vào khoảng hơn 10 km/giờ, tuy tốc độ không nhanh lắm, nhưng vì sức gió là động lực thiên nhiên vô tận, nên sử dụng thuyền buồm hầu như không tốn năng lượng, cũng không làm ô nhiễm môi trường.

Hiện nay, người ta thường dùng thuyền buồm để đi du lịch, ngoài ra còn tổ chức các cuộc thi thể thao đua thuyền buồm và lướt ván có buồm. Một số tàu chạy bằng máy, nếu lắp thêm buồm, cũng tiết kiệm không ít nhiên liệu đấy!

Xem thêm