Vì sao cơn lốc sau khi đổ bộ vào đất liền giảm yếu rất nhanh, còn mưa giảm chậm?
Gió lốc (áp thấp) sinh ra trên biển. Cơn lốc lớn sức mạnh khôn lường, sức gió trên cấp 12 có thể dựng nên sóng thần cao mấy chục mét, lật úp tàu lớn hàng vạn tấn.
Cơn lốc sau khi đổ bộ vào đất liền vẫn tiếp tục phá hoại vùng duyên hải, làm đổ cây, sập nhà, phá hoại mùa màng. Nhưng càng đi sâu vào đất liền, do lực ma sát của mặt đất cản lại nên tốc độ gió cản dần và do đó, mưa xối xả đổ xuống, gây ra úng lụt, phá hoại kho tàng, đê đập, nước ngập làng xóm, ruộng đồng. Có một lần gió lốc đổ bộ vào tỉnh Hà Nam Trung Quốc cách xa biển hàng mấy chục kilômét, chỉ trong mấy ngày lượng mưa hơn 1000 mm khiến cho mấy huyện ngập lụt rất nặng.
Vì sao sau khi gió lốc đổ bộ vào đất liền cường độ giảm nhanh, còn mưa thì không giảm?
Gió lốc là xoáy nhiệt đới bao quanh trung tâm áp thấp nhiệt đới. Sau khi đổ bộ vào đất liền nó bị địa hình phức tạp trên mặt đất cản lại, sức gió giảm dần, trung tâm khí áp dâng lên cao, nhưng trên không trung gió vẫn thổi mạnh. Chung quanh trung tâm khí áp thấp, luồng khí từ biển với nhiệt độ và độ ẩm cao vẫn không ngừng ngưng kết trên không trung tạo nên những đám mây tích mưa rất lớn.
Nếu gặp phải núi cao thì luồng không khí ẩm ướt đó còn bốc cao nhanh hơn nữa, do đó hơi nước ngưng kết càng mạnh, mưa bão càng dữ dội hơn. Có lúc cơn lốc đổ bộ đã yếu đến mức không còn chuyển động được, không những lực gió yếu hẳn mà trung tâm áp thấp nhiệt đới cũng không chuyển động nữa, nhưng vẫn mưa to kéo dài suốt mấy ngày liền, gây thiệt hại rất nặng. Tình trạng tỉnh Hà Nam nói trên là như thế.