Vì sao phải ngăn ngừa đất bị xói mòn?
Năm 1987 vùng An Lĩnh, Đại Hưng, Trung Quốc đã xảy ra hỏa hoạn cháy rừng, hủy hoại 70 vạn ha rừng, gây tổn thất to lớn. Rừng bị cháy, bị chặt phá, bị sâu bệnh dẫn đến diện tích rừng Trung Quốc dần dần giảm ít. Mặt đất mất đi sự che phủ của rừng, gây ra hậu quả Trái Đất bị cuốn trôi. Đất bị xói mòn sẽ đem lại những tác hại khôn lường.
Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp bình thường, cần thời gian trên dưới 100 năm mới có thể hình thành một lớp đất dày 1 tấc. Khi đất bị xói mòn nghiêm trọng thì hàng năm mỗi mẫu đất canh tác bị cuốn trôi trên 2 tấn đất. Phần lớn bùn ruộng trôi đi khiến cho ruộng tốt biến thành đất cát, thành axit hóa, đất khô cằn, sản lượng nông sản bị giảm thấp. Đất cát bị trôi vào các hồ chứa nước và kênh mương, giảm thấp hiệu quả tưới tiêu, gây khó khăn cho phòng lụt, đất cát trôi vào sông hồ sẽ khiến cho lòng sông tắc nghẽn, giao thông đường thủy bị cản trở. Đất trôi vào lòng hồ sẽ giảm thấp đáng kể sức chứa nước, làm giảm năng lực chống lũ của hồ, một khi gặp lượng mưa lớn và tập trung sẽ dẫn đến lũ lụt.
Cao nguyên Hoàng Thổ là vùng đất bị xói mòn nghiêm trọng nhất trên thế giới. Hàng năm chỉ riêng bùn cát của tỉnh Thiểm Tây chảy vào sông Hoàng Hà đã gần 800 triệu tấn. Còn đất cát ở vùng núi Thiểm Tây trôi vào sông Trường Giang cũng đã trên 100 triệu tấn, là một trong những nguồn đất cát chủ yếu đổ vào sông Trường Giang. Đất bị xói mòn nghiêm trọng sẽ đưa lại những khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, cho đời sống của nhân dân vùng đó, là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo.
Đất bị xói mòn đã phá hoại nền móng cần nương tựa, cân bằng và phát triển của các giới trong tự nhiên, khiến cho môi trường xấu đi. Những thành quả nghiên cứu khoa học mới nhất chứng tỏ, đất bị xói mòn có liên quan với bệnh tật và sức khỏe của con người, vì đất bị xói mòn dẫn đến hàm lượng các nguyên tố hóa học trong môi trường phát sinh biến đổi, từ đó làm nhiễu loạn chức năng sinh lí của cơ thể, dẫn đến một số bệnh tật.
Ngăn ngừa đất xói mòn quan hệ đến sự sinh tồn và phát triển của nhân loại. Muốn trì hoãn và ngăn ngừa đất xói mòn thì phải biến những vùng dốc thành ruộng bậc thang, phải xanh hóa các dốc trọc và bờ kênh mương, phải thủy lợi hóa đồng ruộng và trồng cây gây rừng. Đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, Trung Quốc tuyên bố đã thực hiện được tổng lượng sinh trưởng của tài nguyên rừng và tổng lượng tiêu hao cân bằng nhau, xóa bỏ tình trạng tài nguyên rừng kêu cứu. Đặt nền tảng vững chắc để khống chế đất bị xói mòn.
Từ khoá: Đất bị xói mòn.