Tại sao có những thành phố số điện thoại lại dài?
Nếu quan sát kĩ dãy số điện thoại ta sẽ thấy có những thành phố mà số điện thoại đặc biệt dài, nhưng cũng có thành phố thì lại ngắn. Tại sao vậy?
Nguyên là điện thoại phải nối thông với nhau. Mỗi một máy điện thoại phải có một mã số điện thoại, mà mã số này lại là duy nhất trong mạng điện thoại. Để thực hiện việc quay số tự động giữa điện thoại thì việc ghi số điện thoại của các nước phải phù hợp với quy tắc ghi mã số điện thoại quốc tế mà ủy ban tư vấn điện thoại điện báo quốc tế đặt ra. Mã điện thoại quốc tế được tạo thành bởi mã quốc gia, mã vùng đường dài trong nước, mã bưu điện và mã số thuê bao. Và áp dụng cách ghi số hàng khác nhau. Nghĩa là dung lượng điện thoại của quốc gia và vùng là khác nhau. Hàng số của mã quốc gia cũng khác nhau. Nhưng độ dài của mã số tổng cộng không thể vượt qua 15 hàng. Ví dụ: mã số điện thoại nào đó của bang Ôhaiô, Mĩ là:
Do vậy, hàng số mã quốc gia ít và mã số điện thoại thì dài, ngược lại thì lại ngắn. Mĩ là nước số lượng người có điện thoại là nhiều nhất thế giới. Mã số quốc gia của Mĩ là 1, là mã hàng đơn vị. Mã số của Christmas Island là 619164, có tới 6 hàng số, và đó là mã vùng dài nhất trên thế giới.
Mã số điện thoại đường dài của Trung Quốc là do Bộ Điện thoại quy hoạch thống nhất đặt ra. Nó được tạo thành bởi mã vùng đường dài, mã bưu điện và mã thuê bao. Dài nhất không vượt quá 10 hàng số. Để tổng đài điện thoại có thể phán đoán ra điện thoại có phải là điện thoại đường dài hay không, khi gọi điện thoại đường dài cần phải bấm thêm dãy số đầu của đường dài: Khi gọi đường dài quốc tế cần bấm thêm "0". Ví dụ ta ở Bắc Kinh trực tiếp quay số điện thoại tới thư viện Thượng Hải, cần bấm số
Điều lí thú là dãy số mạng điện thoại thành phố có liên quan rất nhiều tới môi trường khu vực thành phố này, rồi cả tình hình kinh tế, vị trí chính trị, số dân và tỉ lệ phổ cập điện thoại.
Một thành phố thuộc vùng hẻo lánh, kinh tế kém phát triển, thông tin bế tắc, tỉ lệ phổ cập điện thoại thấp, số lượng điện thoại ít thì dĩ nhiên hàng số của mã số điện thoại cũng ít. Xét theo lí thuyết, khi mã số điện thoại có bốn hàng số thì bưu điện (tổng đài) có thể lắp máy cho một vạn số máy. Khi dùng năm đến tám hàng số thì mấy hàng đầu là số sở (tổng đài), bốn hàng sau là số thuê bao. Trung Quốc đã quy định thống nhất mã số hàng đầu là "0", dùng mã số quay tự động đường dài. "1" dùng cho chữ số đầu của các số dịch vụ đặc biệt. Ví dụ 112 là trở ngại, 119 là cứu hỏa, 168 là tin tức. Chỉ có thể dùng số 2-9 làm con số đầu, nhưng thực tế chỉ 80% mã số là được phân phối cho thuê bao. Một bưu điện có bốn hàng số thì tối đa có 8000 số máy điện thoại. Từ đó suy ra khi là tám hàng số thì dung lượng lớn nhất là 80 triệu máy.
Thượng Hải là thành phố lớn kinh tế khá phát triển của Trung Quốc, lại là một trong những thành phố đông dân nhất thế giới. Dân số chừng 14 triệu người. Mấy năm nay sự nghiệp thông tin phát triển rất nhanh, tỉ tệ phổ cập điện thoại gần 30%. Cứ như vậy, mã số điện thoại của Thượng Hải phải cần tới mấy hàng số đấy? Do bảy hàng số thì đạt tám triệu máy, mà dung lượng lắp máy của Thượng Hải đã đạt năm triệu máy.
Theo dự đoán của các nhà chuyên môn thì thông thường dung lượng lắp đặt máy của tổng đài điện thoại khi đạt tới mã số là 30- 50% thì mã số điện thoại phải nhảy hàng. Cho nên, để đảm bảo cho sự nghiệp thông tin của Thượng Hải phát triển mạnh mẽ hơn, ngày 15 tháng 11 năm 1995 Thượng Hải đã quyết định nâng hàng số điện thoại từ 7 lên 8 hàng số, tiếp sau Paris, Tôkyô, Hồng Kông.
Do sự dài ngắn của mã số điện thoại bị hạn chế bởi số vùng đường dài, cho nên với thành phố có số vùng đường dài ngắn thì mã số điện thoại nội thị sẽ phải dài. Mã số điện thoại tám hàng số là con số dài nhất trong các mã số điện thoại của các thành phố trên thế giới. Đảo Saint Pie trên Thái Bình Dương, dân số cả nước chỉ 6000 người, thủ đô Saint Pie dân số tập trung cũng chỉ 5000 người. Nếu ở đó ai cũng có một máy điện thoại thì mã số bốn hàng số đã là đủ rồi. Có lẽ đó cũng là mã số máy điện thoại ngắn nhất trên thế giới.